Tuesday, December 31, 2013

Rau muống tiến vua, đặc sản xứ Đoài

| |
Rau muống làng Sen Chiểu (Phúc Thọ, Hà Nội) có ngọn vươn dài, lá nhỏ, ăn rất ngọt và bùi. Đây từng là đặc sản tiến vua trứ danh một thời.

Tay thoăn thoắt hái những ngọn rau muống non nhất, chị Thị (42 tuổi, làng Sen Chiểu) bảo phải hái nhanh còn kịp giao cho khách đặt cách đây mấy ngày. "Đang mùa lạnh, lại nhiều sương nên rau cháy lá, già ngọn hết. Ra giêng, thời tiết ấm lên, có mưa xuống là rau muống lại lên tốt bời bời, ăn ngon không rau nơi nào sánh nổi", người trồng nhiều rau nhất làng Sen Chiểu cho hay.

Rau muống tiến vua xưa được trồng ở làng Linh Chiểu, nay mang về trồng bên làng Sen Chiểu (xã Sen Chiểu). Ảnh: Hoàng Phương.

Rau muống nơi đây từng là đặc sản dâng lên nhà vua. Các cụ trong làng kể lại, trước có vị vua đi qua nghỉ chân tại làng. Dân quê nghèo chỉ có món rau muống nên đã dâng vua. Vua ăn thấy ngọt, mát, rất thích và từ đó lệnh cho dân làng trồng thêm rau để tiến cung. Người dân Sen Chiểu từng tự hào rau muống tiến vua cùng với dơi mặt ngựa Sài Sơn, cua kềnh Khánh Hiệp, cá chép vàng Cấn Khánh làm nên các đặc sản của xứ Đoài.

Nơi đây có mạch nước sủi lộ thiên và phù sa màu mỡ từ sông Hồng bồi đắp. Yếu tố thổ nhưỡng và giống rau chính là bí quyết làm nên vị ngọt, giòn của rau muống tiến vua.
Nhìn bề ngoài, rau muống tiến vua không khác nhiều so với rau muống thường, chỉ khi ăn mới nhận ra sự khác biệt về hương vị, màu sắc. Thân rau màu xanh nhạt, to như chiếc đũa, ngọn vươn dài, lá thưa và nhỏ. Người trồng rau lâu năm như chị Thị dễ dàng nhận ra nhưng khách mua thì khó phân biệt nổi.

Rau luộc lên ăn giòn, ngọt và có vị bùi. Nước luộc rau màu xanh trong chứ không xanh đục, lờ lờ như rau bị phun nhiều hóa chất, cũng không vàng như rau muống tía. Ăn ngon khác lạ nhưng giá một kg rau chỉ 5.000 đồng, rau bỏ bớt lá vàng úa là 7.000 đồng. Dù giá không đắt hơn những loại rau muống thường nhiều nhưng người dân vẫn ham trồng để giữ lấy giống rau quý. Chị Thị trồng 8 sào, nhiều nhất làng. Những hộ khác ít nhất cũng vài ba sào.

Rau muống tiến vua là một trong những đặc sản của xứ Đoài xưa. Ảnh: Hoàng Phương.

Cách trồng rau muống tiến vua khá kỳ công, rau chịu thời tiết kém hơn các loại khác. Mỗi ngọn rau phải cách nhau đến 40 cm, rau muống thường thì khoảng cách 15 cm là đủ. "Trồng cách nhau như vậy để đến khi rau tốt, ngọn vươn được lên cao. Trồng dày thì rau mọc lên thân sẽ thẳng, ăn không ngon bằng ngọn rau vươn", chị Thị giải thích.

Các loại rau muống thường chịu đựng thời tiết rất tốt, nắng mưa đều không ảnh hưởng nhiều vì chúng có bộ rễ chùm, bám chắc vào đất. Trong khi đó, rau muống tiến vua ít rễ, đặc biệt kỵ trời lạnh giá, sương mù. Chỉ cần gặp thời tiết thất thường là rau bị thối rễ, bành gốc, chết từng khóm vì độ bám kém.
Chị Thị nhớ lại, mùa đông năm 2011 trời rất lạnh. Ruộng nào ruộng nấy cháy lá, rau không vươn nổi ngọn. Nhiều người trồng rau lo lắng: "Kiểu này thì Sen Chiểu mất giống rau tiến vua". Cũng may, khi trời nắng ấm lên, những mắt rau ở thân lại mọc, rau xanh tốt trở lại.

Rau năm đó bị cháy lá, ăn hơi chát một chút nhưng vẫn ngon. Chị Thi vẫn hái rau bán đều đều. Trước Tết đã có nhiều người gọi điện lên đặt trước để dành ăn lẩu. Mùng 3 Tết, chị đã bắt đầu hái rau để cân cho khách. Có nhiều nhà gọi đặt rau làm món xào, món nộm cho cỗ cưới.

Dù xanh tốt, mỗi tháng rau cũng chỉ cho thu hoạch hai lần. Hái hết lượt, chị lại mang phân, tro đốt từ gốc rạ về vãi. Khi nào rau bị sâu bệnh, thối rễ mới dám phun thuốc sinh học. Thấy giống rau ngon, nhiều nơi lấy giống về trồng nhưng rau đều bị tía ngọn, ăn chát chứ không ngọt, giòn như rau muống nơi đây. Chính vì thế, thương hiệu rau muống tiến vua chỉ vùng quê Sen Chiểu mới có.

Đang mùa lạnh, rau muống tiến vua bị cháy lá nhưng ăn vẫn rất ngọt. Ảnh: Hoàng Phương

Ông Nguyễn Ngọc Bạn, Chủ nhiệm hợp tác xã Sen Chiểu, cho biết năm 2009, chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hợp tác xã Sen Chiểu quyết định khôi phục giống rau muống tiến vua. 2,7 ha đất khu đồng Bưởi thuộc làng Sen Chiểu, ngay cạnh Linh Chiểu được quy hoạch để trồng rau. Người dân đều hào hứng vì giống rau quý xưa sắp được trồng lại, có thêm việc để làm.Trước đây, rau muống tiến vua được trồng ở làng Linh Chiểu. Trải qua thăng trầm lịch sử, thứ rau quý ngày bị mai một. Nước thải từ các nhà làm bún, đậu phụ gây ô nhiễm khiến vị ngon của rau giảm dần, diện tích trồng rau thu hẹp. Người dân tiếc rau muống tiến vua nức tiếng một thời nhưng không có cách nào gìn giữ.

Qua thời gian khôi phục, cánh đồng rau mở rộng lên 20 ha. Mùa rau xanh tốt nhất từ tháng 3 trở đi. Cánh đồng Bưởi bạt ngàn màu xanh mơn mởn của rau muống nhìn rất thích mắt. Người trồng rau hai tay thoăn thoắt hái cũng không kịp bán. Nhiều nhà giàu đánh ôtô từ trung tâm Hà Nội lên chỉ để chở rau về ăn dần. Người dân ít bán lẻ ngoài chợ, chủ yếu nhập cho các đơn vị bộ đội, trường học, nhà trẻ, siêu thị xung quanh thị xã Sơn Tây.

Rau muống tiến vua là thứ quà quê của người dân nơi đây. Khi chơi xa, ai cũng hái vài bó mang đi làm quà. Người Sen Chiểu xa quê cũng thấy nhớ vô cùng, ăn rau muống nơi nào cũng không thấy ngon như rau làng mình.

Nguồn: VNexpress.net
Biên tập: Món ngon 3 miền
Read More

Saturday, December 14, 2013

Những quán bún, miến trong ngõ hẻm vẫn đắt khách

| |
Không cần chưng biển ngoài mặt phố, thậm chí chỉ là quán gánh tuềnh toàng nhưng các quán ăn này vẫn có lượng khách đáng nể.- Những quán bún, miến không bảng hiệu lớn, không nằm mặt tiền nhưng vẫn đắt khách


Bún riêu ngõ 2F - Quang Trung


Quán bún này thực tế trước đây nằm ngoài mặt phố Quang Trung, đoạn gần giao với Hai Bà Trưng. Sau này, do “hoàn cảnh xô đẩy” mới phải lui vào trong ngõ 2F ngay gần đó. Nhưng dù “ẩn dật” hơn, các khách ruột vẫn không ngại mò mẫm, tìm ra cho kỳ được vì đã trót "ghiền".

Quán chỉ mở buổi sáng, nối tiếng là “đắt và chất”. Bán vỉa hè, vậy mà một bát bún chỉ riêu không tại đây cũng có giá 30.000 đồng, thêm giò, thịt nữa là 50.000 đồng – đắt hơn một nhà hàng lịch sự.
Tuy nhiên, “đắt xắt ra miếng”. Có khách ruột bảo “đã thử bún riêu Quang Trung rồi thì ăn đâu cũng thấy chán”. Quả thật, những người sành miệng nhất cũng thừa nhận: Riêu ở đây thật, không pha phách nên nước canh nấu cũng ngọt, thơm và "chất". Thịt bò của quán chỉ toàn lõi rùa hoặc bò bắp, khách đến ăn muộn cũng chẳng còn mà gọi. Có lẽ, đó chính là bí quyết để cô chủ quán “chặt chém” mà vẫn đắt hàng.

Bún riêu nổi tiếng đắt và chất.
Quán cũng có bún ốc.
Quán gánh tuềnh toàng nằm trong ngõ nhưng vẫn đông.

Bún cá ngõ Trung Yên - Đinh Liệt


Trung Yên là một con ngõ nằm trên phố Đinh Liệt và thông ra chợ Hàng Bè cũ nay là phố Gia Ngư. Quán bún cá này nằm đúng khúc cua của ngõ. Tuy chỗ ngồi không mấy rộng rãi, thoáng đãng nhưng quán vẫn đắt hàng.
Ở đây, ngoài món bún cá quen thuộc còn có thêm 2 “đặc sản” nữa. Một là chả cá tự làm rất khác biệt của quán. Chả cá chiên vàng rộm, giòn tan, kể cả bạn có ngâm lâu trong tô bún cũng chỉ bở mềm ra đôi chút. Hai là "món tủ" cá cuốn thịt. Dải thịt cá mềm, cuốn lại khéo léo để bọc thịt băm, mộc nhĩ bên trong, ngoài cùng phủ lớp bột chiên xù mỏng. Khi thưởng thức, người ra không chỉ cảm nhận được vị ngọt của thịt cá quyện với nhau mà còn thấy thơm, giòn, vui miệng. Hầu như khách nào ăn tô bún cũng phải gọi kèm 1-2 viên cá cuốn.
Bún cá khá ngon lại có thêm 1-2 điểm nhấn khác biệt, đó là lí do khiến quán đông khách mỗi ngày dù chẳng cần chưng ngoài mặt phố.

Bún cá.
Món "tủ" cá cuốn thịt.





Chả cá giòn tan.

Bún thang xóm Hà Hồi 

Bún thang Hà Nội có nhiều nơi ngon nổi tiếng như bún thang Cầu Gỗ, bún thang Cửa Nam, bún thang Hàng Hòm… Tuy nhiên, những ai không thích ăn uống xô bồ thì thường chịu khó lần vào một ngõ nhỏ nằm ở xóm Hà Hồi. Ở đây có một tiệm bún thang lâu năm, khá đông khách nhưng không bao giờ đến mức nghẹt thở như nhiều quán xá của khu phố cổ. Quán có chỗ ngồi cả trong nhà lẫn mặt ngõ, rất thoáng đãng, mát mẻ. Bởi vậy, đến đây ăn sáng, người ta thấy dễ chịu, thảnh thơi, cũng cảm giác món ăn ngon miệng hơn.
Cũng như nhiều nơi, bún thang Hà Hồi có thịt gà, trứng rán thái sợi, mọc, củ cải khô…
 Ưu điểm là nước canh chế biến vừa miệng, củ cải khô thì đặc biệt không thái sợi mà để cả miếng dài, to, nhai sần sật, giòn giòn rất thú vị. Ngoài ra, quán còn bán cả bún bò, phở bò gà, nhưng có lẽ chỉ bún thang là đắt khách nhất.

Bún thang xóm Hà Hồi.

Banh đa, miến trộn ngõ Trung Liệt – Thái Thịnh

Trung Liệt là con ngõ dài và sầm uất, xuyên sang cả 3 phố Thái Thịnh, Thái Hà và Đặng Tiến Đông. Nếu đi từ Thái Thịnh rẽ vào, người ta sẽ phải chú ý đến một tiệm bánh đa, miến trộn ở ngay ngách đầu tiên của ngõ.
Cách đây 1-2 năm, khi lượng khách còn vừa phải, quán bán hàng rất “bình thản”. Hồi ấy, ưu điểm là quán có chỗ ngồi ăn tại khoảng sân khu tập thể ngay cạnh đó, khá thoáng đãng và dễ chịu. Tiếp nữa, tuy không có hương vị mới lạ hay ngon đặc biệt nhưng bánh đa với miến trộn ở đây làm vừa miệng, trông đầy đặn, sạch sẽ. Nhờ vậy, quán ngày một đắt hàng.

Giờ, nếu các khách lâu mới có dịp quay lại sẽ không khỏi “choáng” vì quán đã khác xưa nhiều. Trưa và chiều, quán đắt hàng có lúc phải viết số. Khách không còn được ngồi trong sân nhưng xếp thành dọc dài và “tá túc” thêm ở một số nhà lân cận. Nhân viên đông hơn, tác phong phục vụ cũng chuyên nghiệp, nhanh hẳn.
Song có người cho rằng, đến đây họ không còn cảm giác ăn uống thảnh thơi, cộng thêm tác phong quá ”công nghiệp” cũng làm món “bớt ngon”. Nhưng đó chỉ là ý kiến của khách khái tính, thực tế số lượng người đến quán mỗi ngày vẫn là đáng nể.


Bún ốc ngõ Mai Hương - Bạch Mai

Không nằm mặt phố, cũng không cần biển bảng chỉ dẫn, nhưng từ hàng chục năm nay, mọi người dân sống quanh khu phố Bạch Mai đều biết đến bún ốc ngõ Mai Hương. Nhiều khách thường nói đùa rằng: bún ốc ở đây gây nghiện. Bởi không nơi đâu bát bún ốc lại có hương vị đặc biệt đến thế. Nước canh nóng hổi, thơm mùi cà chua, khá ngọt nhưng không lợ và đặc biệt là những miếng tóp mỡ thơm giòn cùng hành lá phi hấp dẫn giản dị, độc đáo mà chẳng nơi nào nghĩ ra để "mix" với bún ốc.
Từng miếng tóp mỡ vàng sậm, nho nhỏ, dù đã được giầm trong nước canh nóng hổi bao lâu cũng vẫn giữ được cái vị giòn giòn, thơm phức, béo ngậy. Cảm giác thi thoảng, trong lúc ăn bún ốc, lại nhai được miếng tóp mỡ như vậy quả là thích thú, khiến người ta phải "ghiền", phải nhớ mãi. Vì thế, khách nào trước khi ăn cũng thường có yêu cầu quen thuộc: "Nhớ cho nhiều hành phi tóp mỡ chị nhé!". Nên nếu là người mê bún ốc, có lẽ bạn không thể bỏ qua tiệm bún ốc thú vị này.

Bún ốc với tóp mỡ rất thú vị.

Bún đậu ngõ 31 - Hàng Khay

Đến phố Hàng Khay, dừng chân ở ngõ số 31 rồi rẽ vào đây, bạn sẽ phải choáng trước khung cảnh “người người bún đậu, nhà nhà đậu bún”. Giờ trưa là lúc các nhóm khách thường phải ngồi chờ mỏi mắt hay đứng trầu trực “dài cổ”. Diện tích lại chật chội, khách phải chen chúc ngồi ăn ở bất kỳ chỗ nào có thể, thậm chí cả dọc đường đi nhỏ xíu của ngõ.
Khó khăn nhưng khách vẫn chấp nhận bởi ở đây từ mắm tôm, miếng đậu, lá bún hay cái giò tai, lát thịt chân giò đều thơm ngon hơn hẳn mọi nơi. Một suất đầy đủ không rẻ - 45.000 đồng nhưng hoàn toàn làm khách hài lòng cả về chất lượng đến số lượng. Đó là lí do, dù nằm khuất trong ngõ, đây vẫn là một trong những tụ điểm bún đậu xôm nhất Hà Thành.

Một suất bún đậu đầy đủ 45.000 đồng.
Trong ngõ này mọi ngóc ngách đều được tận dụng để ngồi ăn bún đậu.
Khách thường xuyên phải đứng chầu chực.
Read More

Monday, August 5, 2013

Địa điểm bán hủ tiếu nam vang ngon tại Sài Gòn

| |
Hủ Tiếu Nam Vang là món ăn nỗi tiếng của đất Sài Thành có từ xa xưa, nó như một nét ẩm thực đặc trưng mà mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam vậy. Thế nhưng, không phải bất kỳ quán ăn nào tại Sài Gòn đều có thể chứa đựng được hương vị đặc trưng của món ăn dân dã này. Tìm được quán ăn hủ tiếu không khó, nhưng tìm được một nơi bán hủ tiếu với hương vị rất riêng của nó là một điều không hề dễ.

Hôm nay, Món ngon 3 miền sẽ giới thiệu đến các bạn những địa điểm đáng để đến và thưởng thức đúng hương vị của Hủ tiếu nam vang - vang danh cả một vùng sông nước Cửu Long tại Sài Gòn.

Bạn sẽ có 2 lựa chọn :

Quán - nhà hàng

1. Hủ tiếu Hồng Phát

Hủ tiếu Hồng Phát được xem là quán ăn bán hủ tiêu lâu đời nhất Sài Gòn hiện nay với sức chứa lên đến 100 người cho mỗi lượt khách đến ăn và thưởng thức.


  • Địa điểm : 389 – 391 Võ Văn Tần – Phường 5 – Quận 3 – Tp.HCM
  • Giờ mở cửa : 6h sáng hằng ngày.
  • Giá : Dao động từ 60.000 đến 100.000 đồng 1 tô.


2. Hủ tiếu nam vang Ty Lum

Mở cửa từ năm 1998 đến nay thương hiệu Ty Lum của người đầu bếp hoàng gia đến từ Camphuchia mang đến cho người thưởng thức hương vị đậm đà khó quên của món ăn bậc nhất Sài Gòn.



  • Địa điểm 
              CN1 : 93 Huỳnh Mẫn Đạt – Phường 7 – Quận 5 – Tp.HCH.
              CN2 :  60 Thành Thái – Phường 12 – Quận 10 – Tp.HCM.
              CN2 : 315 Lê Văn Sỹ - Phường 1 – Quận Tân Bình – Tp.HCM.
  • Giờ mở cửa : 6h sáng hằng ngày.
  • Giá : Dao động từ 45.000 đến 55.000 đồng 1 tô
3. Hủ tiếu Liến Húa

Cũng xuất thân từ người gốc Camphuchia, ông chủ quán ăn vẫn giữ được nguyên hương vị không lẫn vào đâu được của món ăn này với nước leo ngọt lịm làm ngây ngất thực khách tứ phương.


  • Địa điểm : 
            CN1 : 312 An Dương Vương – Phường – Quận 5 – Tp.HCM
            CN2 : 90D Trần Quốc Thảo – Phường 8 – Quận 3 – Tp.HCM
  • Giờ mở cửa : 6h sáng hằng ngày
  • Giá : Từ 70.000 đến 80.000 đồng 1 tô

4. Hủ tiếu Song Nguyên

Giá cả được bầu chọn là bình dân hơn tuy nhiên không vì thế mà đánh mất đi hương vị độc đáo của hủ tiếu nam vang đâu nhé.


  • Địa chỉ : 131 Bùi Hữu Nghĩa – Phường 7 – Quận 5 – Tp.HCM
  • Giờ mở cửa : 8h sáng hằng ngày.
  • Giá : 50.000 đồng 1 tô

5. Hủ tiếu nam vang Nhân Quán

 Ra đời từ năm 1990 của thế kỷ trước, tuy nhiên quán chỉ thực sự được mở rộng khi ông chủ muốn quảng bá về một món ăn khiến bao người phải chắp miệng khen ngon.


  • Địa chỉ :
              CN1 : 72 Nguyễn Thượng Hiền – Phường 5 – Quận 3 – Tp.HCM

              CN1 : A67 Nguyễn Trãi – Phường Nguyễn Cư Trinh – Quận 1 – Tp.HCM
              CN1 : 27 Âu Cơ – Phường 14 – Quận 11 – Tp.HCM
              CN1 : 23/9 Quốc lộ 50 – Xã Bình Hưng – Huyện Bình Chánh – Tp.HCM
  • Giờ mở cửa : 7h sáng hằng ngày.
  • Giá : từ 40.000 đến 50.000 đồng 1 tô

6. Hủ tiếu nam vang Campo
Đây có lẽ là cái tên nói lên nguồn gốc của món ăn này đến từ đâu. Campo là tên gọi tắt của Campuchia, cái nôi sinh ra món ăn trở thành biểu tượng ẩm thực của Sài Gòn ngày nay.
  • Địa chỉ : 
             CN1 : 740 Nguyễn Kiệm – Phường 4 – Quận Phú Nhuận – Tp.HCM
             CN2 : B114 Bạch Đằng – Phường 2 – Quận Tân Bình – Tp.HCM
  • Giờ mở cửa : 7h sáng hằng ngày
  • Giá : 40.000 đông 1 tô

Hủ tiểu Vỉa Hè

Đối với những người không thích quán xá gò bó, chật chội thì có thể tìm đến những quán hủ tiểu ngon không kém, lại còn được giá rẻ hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh.

  • Quán Hủ tiếu hẻm đối diện cafe MTV Võ Văn Tần Quận 3.
  • Địa điểm : hẻm đối diện cafe MTV Võ Văn Tần Quận 3
  • Giờ mở cửa : 6h sáng hằng ngày
  • Giá : Dao động từ 35.000 đến 45.000
Read More

Saturday, July 20, 2013

Những món ăn ghê rợn nhất thế giới

| |
Bạn đã bao giờ biết đến những món ngon chưa ăn nhưng nghe không đã rợn mình, nỗi da gà, dựng tóc gáy chưa. Nếu chưa, hãy đọc qua bài viết này, có lẽ bạn xem xong có gì đó khiến bạn buồn ói thì cũng đừng trách mình nhé. Những món ăn ghê rợn này các bạn nhìn thôi nhé, đừng thử

Thịt chó, lẫu dương vật động vật hay thịt rắn hỗ mang kẹp bánh mì là những món ăn mà nghe không đã rùng mình, người ăn nó cũng cực kỳ gan dạ đấy nhé.

Một phụ nữ cho con ếch lột da vào máy xay ở Peru. Một số người Peru tin rằng nước ép từ thịt ếch (có tên extracto de rana) giúp người ăn tăng khả năng tình dục.

 Thị rùa được bán tại chợ ở một thị trấn Nicaragua, với giá bán 1,10 USD/0,4 kg.

Một nhà hàng tại Yogyakarta, Indonesia làm món bánh kẹp thịt rắn hổ mang. Khoảng 1.000 con rắn hổ bị bắt ở Yogyakarta, miền Trung Java và Đông Java mỗi tuần. Chúng được bán với giá 1,15 USD mỗi con để lấy thịt

Thịt chuột được bán ở làng Canh Nậu, Hà Nội. Là động vật phá hoại mùa màng, chuột đồng trở thành món nhậu phổ biến ở nhiều làng quê Việt Nam.

Người phụ nữ chế biến món ăn từ thịt chuột lang ở Langui, Peru. Chuột lang là món ăn truyền thống ở nhiều nước Nam Mỹ.

Một phụ nữ Trung Quốc thưởng thức nồi lẩu chứa các loại dương vật động vật như pín bò tại Bắc Kinh.

Trứng luộc bằng nước tiểu bé trai là một món ăn nhanh ở Đông Dương, Chiết Giang, Trung Quốc.

 Người người phụ nữ bán nhện cho một khách hàng ở tỉnh Kampong Cham, Campuchia. Tại đây, nhện đã được phơi khô ngâm với tỏi được bán với giá 2 USD/10 con.

Ở Lahore, Pakistan, những người đàn ông xếp hàng mua món ăn sáng truyền thống làm từ đầu và chân dê.

Món nước sốt chứa loài kiến lớn có tên  "Culonas" ở một nhà hàng tại Barichara, Colombia.

 Người đàn ông Ả-rập Xê-út gặm chân của con thằn lằn Uromastyx. Máu của loài vật này được cho là giúp chữa bệnh và tăng cường sức khỏe ở các nước Trung Đông.

 Một thợ bán thịt đang róc thịt ở đầu con cừu. Món súp đầu cừu rất phổ biến ở Bolivia.

Người phụ nữ chặt đầu mèo tại một nhà hàng ở Bờ Biển Ngà. Thịt mèo là món ăn truyền thống ở nhiều nước tại châu Phi và châu Á.

Người phụ nữ ở Al Jazeera, Sudan đang chế biến món ăn làm từ gan lạc đà. Từ năm 1996 đến 2002, ước tính Sudan sản xuất từ 72.000 đến 81.000 tấn thịt lạc đà mỗi năm.

Thịt chó được bày bán ở làng Dương Nội. Đây là món ăn phổ biến ở một số nước Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Bát canh chứa thịt rắn, món ăn được tin là bổ dưỡng cho sức khỏe ở Trung Quốc.

Ở Đài Loan, trứng và phôi thai rắn là món ăn phổ biến được tin rất bổ dưỡng.

 Vượn cáo bị giết thịt để bán cho các nhà hàng ở Madagascar. Tại quốc gia châu Phi này, số lượng loài động vật này đang bị đe dọa nghiêm trọng do nạn săn bắt trái phép để lấy thịt.

Read More

Saturday, July 6, 2013

Đặc sản "ghê rợn" nhưng đầy ma thuật của ẩm thực Việt Nam

| |
Những con rươi, sâu cát, sâu chít, sâu muồng hay thậm chí là nhộng là những con trùng nhắc đến đã thấy rợn tóc gáy nhưng khi chế biến thành món ăn thì nó trở thành món ăn đầy ma thuật của ẩm thực Việt Nam. Nếu ai đó được thưởng thức qua và kể về nguồn gốc món ăn, không hiểu họ có bất chợp giật mình với món ăn này không nhỉ ?

Rươi...
Khi nhìn những con rươi đầy chân thế này, ai nghĩ sẽ dám ăn nó.
Chả rươi - món ăn được chế biến từ rươi.




Rươi là một giống hải trùng có nhiều ở Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình... Tuy vậy, món ăn lại nổi tiếng và quen thuộc với người Hà Nội.

Về hình dáng, rươi trông gần giống đỉa lai rết bởi thân hình nhũn nhũn nhưng rất nhiều chân. Khi sống, rươi mềm mềm đủ mầu xanh, đỏ, vàng, xám vằn vện trong lớp nhớt quánh như hồ, sặc mùi tanh. Với hình dáng đó, nó không chỉ khiến trẻ em mà du khách cũng phải xanh mặt.

Thế nhưng, sau khi qua chế biến, kết hợp cùng một số nguyên phụ liệu khác, con rươi đáng sợ chuyển mình thành đặc sản thơm ngon khó quên với các món như chả rươi, rươi hấp, rươi xào củ niễng, rươi kho, mắm rươi, rươi khô, rươi đúc trứng...

Sâu Măng...

Sâu măng có màu trắng đục - thân hình thon dài giống sâu muồng (có  màu xanh)

Sâu măng chiên giòn - hương vị khó có thể cưỡng lại của thực khách khi thưởng thức
Sâu măng là loại sâu sống trên cây măng và là đặc sản của huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Sâu măng to bằng đầu đũa, dài cỡ 2 đốt ngón tay.

Cách săn sâu khá đơn giản, vào khoảng tháng 9, tháng 10, người săn sâu chỉ cần mang theo dao và giỏ đi một vòng quanh rừng nứa. Những bụi nứa có cây măng nào cao khoảng đầu người có biểu hiện héo ngọn, thân cong, mắt u thì hạ xuống, rồi đổ sâu trong ống nứa vào giỏ.

Có nhiều cách chế biến sâu măng nhưng món ngon nhất, đơn giản và hấp dẫn là xào lá chanh. Giá bán sâu măng ngay tại thị trấn Mường Lát vào mùa thu hoạch có giá từ 150.000 - 200.000 đồng/kg.

Sâu cát...


Những món ăn được chế biến rất cầu kỳ và cực kỳ công phu
Gọi là sâu cát vì nó thường sống sâu trong cát và có hình dáng giống với loài giun, còn gọi là trùn biển, sá sùng. Sâu cát được tìm thấy nhiều ở vùng bờ biển Quảng Ninh, nhất là các xã Minh Châu, Quan Lạn.

Muốn bắt được sá sùng, bạn phải ra biển thật sớm, rồi lần theo hàng triệu vết bò ngoằn ngoèn đến hang và đào đào sâu từ 10 – 20 cm là có (gần trưa có lúc phải đào sâu tới 60 – 70 cm). Khi còn sống, trùn biển màu nâu đỏ có ánh bạc; con to dài khoảng 4 tấc, con nhỏ dài hơn 2 tấc; trên thân có nhiều bó cơ nên di chuyển linh hoạt.

Thoạt trông con trùn biển còn sống ngọ ngoậy trong thùng, chưa chắc ai dám ăn song sau khi qua chế biến như sá sùng xào với tỏi tươi, người dân vùng biển Hạ Long gọi là mồi xào hay rang chấm với tương ớt, điểm thêm rau dấp cá, rau thơm và uống với bia thì ăn hoài không ngán. Nếu không thích các món sá sùng tươi sống, bạn có thể phơi khô rồi chế biến tùy ý.

Sâu chít...


"Đông trùng hạ thảo của Việt Nam" không chỉ dành riêng cho đàn ông.
Sâu chít là côn trùng sống trong cây chít và là niềm tự hào về đặc sản đặc biệt địa phương của người dân Tây Bắc. Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, sâu chít được xưng tụng là “đông trùng hạ thảo của Việt Nam”.

Cách bắt sâu chít khá đơn giản. Người thu hái sẽ lựa chọn những cây chít có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa, chẻ đôi ngọn để moi sâu ra, thả vào chậu rượu nhạt để sâu không bị biến chất.

Cách sử dụng phổ biến nhất của sâu chít là ngâm rượu, ngoài ra còn có thể sao khô, nấu cháo.

Sâu Đuông...


Đuông tắm mắm chính là đặc sản ngon nhất của Đuông.
Đuông, ấu trùng của sâu, là một trong những đặc sản khó cưỡng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Có hai loại đuông là đuông dừa và đuông chà là với kích thước và màu sắc khác nhau.


Cách bắt đuông khá đơn giản, cứ thấy cây dừa nào héo ngọn, vàng lá chặt đi là sẽ tìm thấy đuông. Mỗi cây dừa/chà là như thế có hàng trăm con đuông. Cách thưởng thức kinh dị nhất của đặc sản này là đuông sống tắm nước mắm - dành cho những tay sành ăn hay "kiên gan". Riêng với những người mới tập ăn hay "yếu vía", các món như đuông lăn bột chiên, đuông nướng, đuông luộc nước dừa, đuông hầm... là món tủ.
Read More