Showing posts with label Món Ngon MB. Show all posts
Showing posts with label Món Ngon MB. Show all posts

Friday, March 21, 2014

Buổi chiều đi ăn mỳ Ý vỉa hè phố Yên Ninh

| |
Nằm ở ví trí đẹp, lại treo biển “Spagetti 25K” nên quán mỳ Ý vỉa hè dễ lọt tầm mắt các teen.


Quả thật, tầm chiều tối, quán khá đông các bạn học sinh đến ăn. Khách teen mà chủ quán cũng trẻ trung không kém. Thường có hai người phục vụ nhưng đứng bếp chính, chế biến đồ ăn ở quầy là một chàng trai rất trẻ, vẫn còn mặc áo đồng phục nhà trường. Có lẽ cùng tuổi teen thấu hiểu nhau, nên dù lên thực đơn chỉ vỏn vẹn 6-7 món, song quán rất biết chọn trúng gu, hợp khẩu vị khách trẻ.


Món tủ ở đây là mỳ spagetti với 2 vị. Một loại truyền thống sốt bò băm, còn loại thứ hai tên hấp dẫn hơn - sốt bơ chanh leo. Chế biến kiểu đơn giản và đã được chuẩn bị trước nên hai món mỳ làm khá nhanh, khách gọi chừng 5-7 phút là có đồ ăn ngay.

Thuộc hệ “classic” đã rất thân quen, mỳ sốt bò băm ở đây chế biến khá vừa miệng. Về hương vị, kiểu cách, độ đầy đặn, sánh được ngang thương hiệu bình dân như Spagetti Box.

Mỳ sốt bơ chanh leo thì thơm hơn, trông cũng bắt mắt nhờ kết hợp với ngao. Món này thiên về vị chua - ngọt - ngậy, có lẽ hợp ý các bạn trẻ cùng những khách hảo ngọt. Tuy nhiên, giá bình dân nên ngao hơi ít, khách ăn sẽ cảm thấy chưa “đã”.

Mỳ sốt bò băm chế biến khá vừa miệng.
Mỳ sốt bơ chanh leo trông hấp dẫn hơn.

Quán bán một vai món phụ, trong đó gà viên chiên có vẻ lạ hơn cả. Đĩa gà có 8 viên tròn xoe, vàng rộm. Trông bắt mắt song khi ăn, ngoại trừ vỏ ngoài ròm rụm thì nhân bên trong hơi nhiều bột, thịt gà ít, hương vị chưa thực sự ấn tượng. Tuy nhiên với tác dụng cho bữa ăn phong phú, vui miệng, giá lại rẻ nên vẫn nhiều khách gọi gà viên chiên.

Để chống ngấy, thực đơn nơi đây còn có thêm món salad. Gọi như vậy cho Tây, song nhiều khách cho rằng đây chính xác là “dưa bắp cải muối trộn thêm mayonaise”. Mặc dù vậy, với mức giá 8.000 đồng/đĩa, bạn vẫn nên gọi thêm món rau củ “lai Tây” này để chống ngấy.

Gà viên chiên 25.000 đồng/đĩa.

Ngoài ra, quán còn một số đồ giải khát như coca, trân châu thạch, siro… cho khách đỡ khô háo.
Về giá cả, một chi tiết thú vị nho nhỏ là tuy treo biển “Spagetti 25K” nhưng mỳ Ý đều bán 28.000 đồng. Chênh chút ít nên không mấy khách ý kiến. Các món khác như gà viên chiên giá 25.000 đồng, khoai tây chiên 20.000 đồng, salat 8.000 đồng, sữa chua thạch 12.000 đồng… Nếu so với quán vỉa hè "xì tin" thì không đến mức là "bổ rẻ", song vẫn trung tầm phổ biến.

Món salad "lai Tây", rất giống.... dưa bắp cải muối trộn mayonaise của quán.
Siro thạch.

Nhược điểm lớn nhất của quán là không gian hạn chế, có lẽ chỉ 7-8 đôi khách đến là kín chỗ. Bù lại, tiệm vỉa hè nhưng vị trí đẹp, thoáng đãng, sạch sẽ, lại nằm đúng ngã tư Yên Ninh giao với Quán Thánh. Thời tiết khô ráo, mát mẻ, chiều tối ngồi đây ăn quà vặt, ngắm đường phố cảm giác rất thú vị và ngon miệng.

Thêm một lưu ý, quán chỉ mở từ chiều, buổi sáng là cửa hàng thời trang giày dép. Nên nếu muốn khám phá, bạn hãy ghé vào sau 17h.

Read More

Thursday, March 20, 2014

Văn hóa nước ngô, mía nướng thú vị ở vỉa hè Hàng Cót

| |
Trà chanh, trà đá, hướng dương tưởng như “thống trị” mọi ngõ phố Hà Nội nhưng đến đây, nó bất ngờ bị “xóa sổ” bởi một văn hóa bình dị mà ngọt ngào hơn – nước ngô, mía nướng.


Tôi vô tình phát hiện ra văn hóa ẩm thực này trong một buổi tối se lạnh, khi tản bộ qua con phố Hàng Cót. Những cặp đôi, nhiều nhóm bạn trẻ ngồi dài suốt một dọc vỉa hè. Họ vẫn quây quần tám chuyện vui vẻ nhưng bên cạnh không phải trà chanh với đĩa hướng dương quen thuộc, thay vào đó là rổ mía nướng, cốc nước ngô luộc còn nóng hổi tỏa khói nghi ngút.

Ở đây, mùi thơm có lúc thoang thoảng, cũng có khi dậy cả một góc phố. Mực khô, ngô nướng, cá chỉ vàng… không còn xa lạ, nhưng làn khói của nước ngô luộc với những khúc mía ngọt vàng cũng có sức lôi cuốn lạ kỳ. Chính tôi đã bị cái nửa quen nửa lạ mà bình dị như thế mê hoặc, níu giữ.



Nước ngô, mía nướng phố Hàng Cót.
Quán chỉ bán nước ngô luộc 3.000 đồng/cốc chứ không có trà đá hay trà chanh quen thuộc.
Rổ mía nướng 20.000 đồng/2 tấm.

Cậu bạn tôi theo nếp cũ mọi ngày, quen miệng gọi cốc trà đá thì cô chủ quán nhoẻn miệng cười: “Chỉ có nước ngô thôi em ơi”. "Nhập gia tùy tục”, chúng tôi hòa mình vào văn hóa nơi đây bằng 2 cốc nước ngô nóng với rổ mía nướng, không quên gọi thêm vài chiếc nem nhâm nhi cho có món mặn.

Nước ngô luộc chắc luôn sẵn sàng nên bưng ra nhanh nhất. Nhưng thứ tôi ngóng hơn cả là mía nướng thì 15 phút… vẫn chưa thấy đâu. Chủ quán trấn an: “Em cứ từ từ, mía phải đợi nướng, nướng xong còn róc và tách khẩu từ từ vì nóng lắm!”. Trong lúc ấy, tôi được bù đắp trước bằng đĩa nem chua.

Nơi đây bán hàng cũng “xuyệt tông”, không theo phong trào nem ngọt rán như mọi quán mà bán nem chua nướng than hoa. Nem cắm vào chiếc que tre nhỏ rồi đặt lên bếp đỏ lửa. Không khô và giòn như nem rán, nem chua nướng mềm mềm, hơi ướt dính, bù lại có vị thơm cháy cạnh và đặc biệt là không dầu mỡ nên ăn chẳng ớn ngấy. Vả lại, lâu lâu đổi món cũng thú vị.

Mía nướng trên than hoa.
Ở đây chỉ bán nem chua nướng 5.000 đồng/chiếc.

Dường như chỉ vỏn vẹn 5-7 cái nem chưa đủ thời gian cho “quy trình” nướng mía. Càng nhìn dàn mía xếp đều ngay ngắn trên bếp, đầu khúc sủi lên những sợi bọt thi thoảng chảy thành giọt cô đặc càng làm tôi nóng lòng, sốt ruột. Chờ đợi lâu nhưng khi nhìn rổ mía mang tới tỏa khói thơm phức thì thấy cũng bõ công. Mía đã chín nên vàng ươm, giòn và dễ cắn hơn hẳn, vị ngọt sâu, không phải kiểu “lịm người” mà rất dễ chịu, đúng vị ngọt tự nhiên, càng ăn càng thích. Nhai chán, “tám” chán, thi thoảng lại nhấp một ngụm nước ngô. Người ấm lên, miệng thơm mà cũng đỡ khô háo, thế là lại có đà để “buôn” tiếp.

Mía nướng đầu khúc sủi lên những sợi bọt, thi thoảng chảy thành giọt cô đặc.

Quả thực, văn hóa ẩm thực vỉa hè chỉ đơn giản thế. Chỗ ngồi nào chẳng giống nhau – dăm cái ghế thấp, một chiếc khay nhựa đặt đồ ăn lên. "Mồi nhắm" không sơn hào hải vị - 20.000 đồng 2 thanh mía nướng, 6.000 đồng cho đôi cốc nước ngô, thêm cả món mặn nem chua 5.000 đồng/chiếc - chỉ vài chục nghìn đã đủ vui hết tối.

Phố Hàng Cót về tối lại rất nhẹ nhàng, thư thả. Được ngồi nhâm nhi, thủ thỉ, rồi phóng mắt ngắm dòng xe, dòng người thưa thớt qua lại - cảm giác thân quen, thú vị ấy đôi khi chỉ tìm thấy ở được ở những góc phố ẩm thực Hà Thành thế này.

Địa chỉ: 44 Hàng Cót, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Read More

Wednesday, March 19, 2014

Món ngon tháng ba với quán Ăn Ngon

| |
Bánh trôi bánh chay mang hương vị thanh mát, nhẹ nhàng. Dễ ăn, từ một món ăn gắn liền với ngày Tết Hàn Thực đã trở thành món tráng miệng, ăn chơi hàng ngày.


Tiếp tục chuỗi giới thiệu những hương vị ẩm thực tinh tế ba miền mang tên Món ngon mỗi tháng, tháng 3 này, quán Ăn Ngon mang đến cho những thực khách hương vị đầu hè thanh mát của bánh trôi bánh chay và cơm lam gà nướng đậm đà núi rừng Tây Bắc đang ngày càng được thực khách yêu thích.

Bánh trôi bánh chay là một món ăn truyền thống gắn liền với Tết Hàn Thực tháng 3 âm lịch hàng năm. Chính bởi lẽ đó, đây không chỉ là một món ngon thông thường, mà còn ẩn chứa đằng sau một câu chuyện, hay đôi khi là những truyện kể khác nhau để giải thích cho sự xuất hiện của hai món ăn này và ý nghĩa của chúng.


Có người cho rằng, nguồn gốc của việc làm, thắp hương và thưởng thức bánh trôi bánh chay vào đầu tháng 3 âm lịch là để nhắc nhớ về sự tích bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ khi xưa. Lại có truyện kể rằng tục làm bánh trôi bánh chay vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng tháng là để cúng dâng Nam Phương Thánh Mẫu vào ngày mất của bà. Thánh Mẫu là người có công phổ biến nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt tơ, dệt lụa. Bánh trôi bánh chay thường là ăn nguội, chính là hàm ý nhắc lại nỗi cực nhọc vất vả của nghề nuôi tằm.

Không chỉ vậy, bánh trôi bánh chay còn được đưa vào văn thơ dân gian: “Ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh” rồi sau đó là những áng thơ của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương: “Ba chìm bảy nổi với nước non”.

Bánh chay.

Hai thứ bánh tuy cùng được làm từ bột nếp, pha thêm chút bột tẻ, cách chế biến cũng có nhiều nét tương tự và mỗi dịp Tết Hàn Thực thường được làm cùng nhau, nhưng mỗi thứ đều có hương vị riêng. Nhân bánh trôi thường là nhân đường phên, nhưng đôi khi cũng lạ vị nhờ nhân mứt sen hay mứt bí cắt hạt lựu. Mỗi viên bánh chỉ nhỏ vừa ăn, một đĩa chỉ để 10-12 viên, rắc thêm chút vừng.

Bánh chay to hơn một chút, nhân đậu xanh nhuyễn, ăn cùng với chè hoa cau, thêm dừa tươi. Câu “Bảy nổi ba chìm chín lênh đênh” miêu tả hình ảnh luộc bánh trôi, bánh chay. Nước luộc phải sôi to, luộc đến khi bánh nổi lên mặt nước mới vớt ra thả ngay vào nước lạnh.
Chè hoa cau cũng phải sôi lớn, để nguội rồi mới cho vào bát. Bánh trôi bánh chay mang hương vị thanh mát, nhẹ nhàng. Dễ ăn, từ một món ăn gắn liền với ngày Tết Hàn Thực đã trở thành món tráng miệng, ăn chơi hàng ngày.

Bánh trôi nước.

Cũng là một món ăn chơi vốn chỉ phổ biến trên miền cao Tây Bắc, cơm lam gà nướng nay đã trở thành lựa chọn làm say lòng nhiều thực khách. Người vùng cao khi đi rừng đã phải tìm ra cách chế biến, nấu cơm sao cho thật tiện lợi, thích nghi với hoàn cảnh.

Cơm lam vì thế được nấu trong ống nứa, đốt trên lửa cho đến khi chín. Ống phải là ống nứa tươi, hơi non. Ống nứa - sau khi đã nén đầy gạo - được vùi trong trong bếp lửa, khi nướng phải trở đều tay.
Khi thưởng thức cơm lam, người ăn không chỉ cảm nhận được vị ngọt của gạo nếp mới, mà còn phảng phất hương thơm của nứa. Cơm được bọc trong lớp màng lụa mỏng trắng ngà của ống, ăn cùng với muối vừng hay thịt nướng. Từ một món ăn giản dị cho những người đi rừng, cơm lam gà nướng đã trở thành một món ăn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng thực khách.

Cơm lam
Gà nướng.

Hãy đến ngay với quán Ăn Ngon tháng 3 này để có cơ hội thưởng thức hai món ăn đặc biệt.
Hệ thống quán Ăn Ngon tại Hà Nội hiện có 4 địa chỉ:
18 Phan Bội Châu - ĐT: 04 3942 8162 / 63
25T2 Trung Hòa Nhân Chính - ĐT: 04 3556 0866 / 67
34 Phan Đình Phùng - ĐT: 04 3734 9777
B2 Vincom Royal City - ĐT: 04 6664 0066
Tư liệu: Quán Ăn Ngon
Read More

Xôi ốc lạ mắt phố Hoàng Cầu

| |
Món ăn mới mẻ này hẳn sẽ khiến nhiều quý cô hảo nếp muốn khám phá.


Lần đầu tiên nghe cái tên “xôi ốc”, tôi đã không thể không hiếu kì và phải hỏi bằng được địa chỉ để đến mục sở thị. Nơi bán món ăn này là một nhà hàng có tên Ốc Đảo Sài Gòn trên đoạn phố Hoàng Cầu Mới. So với các quán Sài Gòn tiên phong như ốc Vi, ốc Ken, ốc Bông Hậu… tiệm này trông “sang chảnh”, đẹp đẽ, phong cách hơn với 4 tầng lừng lững, nột thất thiết kế gỗ lịch sự, ấm áp. Bởi vậy giá thành cũng có vẻ nhỉnh hơn. Nhìn qua thực đơn, giá trung bình khoảng từ 70.000 đồng trở lên, hầu hết là các loại ốc chế biến theo kiểu miền Nam. Và xôi ốc có lẽ là một sáng tạo khác lạ hơn của tiệm.


Xôi ốc chắc hẳn làm mất thời gian nên phải 15 phút sau khi gọi, nhân viên mới bưng tới. Món thoạt nhìn giống như chiếc bánh xôi lớn, bắt mắt, có phần vỏ ngoài vàng rộm, dưới cùng lót một lớp đế mỏng chính là ốc.

Trông ngon, lạ mắt nên chúng tôi nhanh chóng mổ xẻ "chiếc bánh" hấp dẫn này. Dùng thìa, cắt một đường cơ bản, tôi hơi thất vọng khi thấy ruột “bánh” chỉ một màu vàng ươm… của xôi nếp, chứ không điểm lẫn cẫn ốc như ban đầu hình dung. Vậy là ốc chỉ có ở phần đế dưới cùng. Phần đế này có lẽ cần dày lên hơn nữa thì mới thỏa mãn kẻ thích “dỗ mồi” như tôi.


Đĩa xôi ốc trông khá hấp dẫn.


“Xắn xôi ở trên rồi ăn với thịt ốc ở dưới, không cần chấm thêm gì nữa vì ốc đã làm đủ độ mặn rồi” là lời nhân viên tiệm hướng dẫn. Đang lúc đói lòng, tôi cố gắng làm theo đúng sự chỉ dẫn để được ngon miệng nhất. Xôi ốc chắc chắn qua một lần chiên nên phần vỏ ngoài khá giòn, tuy nhiên phải ăn ngay lúc nóng hổi mới ngon, để lâu e sẽ bị khô cứng.

Ưu điểm của món ăn là đầu bếp khéo léo tạo độ mềm ngậy vừa tới, nên phần xôi bên trong khách ăn cảm thấy dẻo tơi nhưng vẫn mỡ màng, ngon miệng. Còn ốc xào được cho biết là ốc giác đã thái mỏng, nhỏ, chế biến cùng mộc nhĩ, thịt băm, hành. Ốc xào ở đây làm khá đậm và cho nhiều hạt tiêu nên đúng là khách không cần nước chấm, gia vị thêm.

Đĩa xôi hấp dẫn nhưng hơi ít ốc với những người thích ăn "dỗ mồi".

Xôi ăn dẻo ngậy kết hợp với ốc giòn sần sật khá vui mồm, lạ miệng. Không quá xuất sắc song kiểu xôi hay hay này vẫn dễ vừa lòng những thực khách hảo nếp. Tuy nhiên, đĩa xôi 90.000 đồng cũng làm hai chúng tôi khá no (vì rất nhiều... xôi) và khó lòng thưởng thức các món khác nữa.

Bởi vậy, lời khuyên là nếu tới đây khám phá xôi ốc, bạn nên đi nhóm 4 người trở lên để có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn về một địa chỉ ốc Sài Gòn mới mẻ ở Hà Nội. Tuy nhiên, với các cặp uyên ương muốn lót dạ bữa chiều và thưởng thức món ăn là lạ hay hay, một đĩa xôi ốc vẫn là ý tưởng không tồi.

Ốc tập trung ở phần đế của chiếc "bánh xôi".

Địa chỉ: 32 phố Hoàng Cầu Mới, Đống Đa, Hà Nội.
Read More

Tuesday, March 18, 2014

135.000 đồng một tô phở Việt 'ngon nhất nước Mỹ'

| |
Với 5 cửa hàng nằm rải rác tại thành phố Houston, một thương hiệu phở Việt xuất hiện từ những năm 1980 đã trở thành "quà tặng ẩm thực vĩ đại của Việt Nam dành cho nước Mỹ".



Theo khảo sát thực hiện vào tháng 9/2013, để chọn ra 100 quán ăn ngon nhất thành phố Houston, quán phở Bình Trailer đã đạt tới 22,71% số phiếu bầu, trở thành quán ăn được ưa thích nhất tại Houston, Texas, Mỹ.
Nhà báo David Rosengarten của tờ Huffington Post từng nhận định trong một bài viết vào năm 2012 rằng, trong các món ăn châu Á – vốn thường sử dụng nhiều gia vị, những món ăn Việt Nam hài hòa và phù hợp với khẩu vị người Mỹ nhất.
Phở Bình hiện có 5 cửa hàng nằm rải rác trong khu vực thành phố Houston, Texas, Mỹ. Đây là phở Bình Westheimer...
Phở Bình Bellaire (mở từ năm 2007)... 
Phở Bình By Night... (ảnh đồ họa)
Phở Bình Trailer - quán phở đầu tiên được mở cửa từ năm 1983.
Và cửa hàng mới nhất phở Bình Barker Cypress.
Tại phở Bình Barker Cypress, thực khách có thể thưởng thức những món ăn đậm chất Việt khác, như bánh mì Sài Gòn, gỏi cuốn...
Biển hiệu của một quán phở Bình.
Một bát phở thường có giá 5,5 USD, còn bát lớn có giá 6,45 USD (khoảng 135.000 đồng).
Trang trí trong một quán phở Việt ở Mỹ không có nhiều khác biệt so với ở Việt Nam.
Những gia vị ăn kèm như tương ớt, dấm tỏi, xì dầu hay hạt tiêu, cùng với thìa và đũa được phục vụ giống như tại quê hương.
Ở Mỹ, thực khách có thể thưởng thức món phở tại các nhà hàng Việt Nam nằm tại các “China Town” rải rác trên khắp đất nước. Nhưng nếu muốn thưởng thức phở chuẩn, khách thường tìm đến các khu vực có đông người Việt sinh sống như Los Angeles (300.000 người), San Jose (125.000 người) hay Houston - nơi có 100.000 người gốc Việt.
Read More

Wednesday, January 1, 2014

Những món ngon ba miền từ gạo

| |
Phở miền Bắc thanh lịch, bún Huế đậm đà, tô hủ tiếu miền Nam ngọt lành, dù là miền nào thì những bữa ăn làm từ sợi gạo cũng thân quen với tất cả người Việt Nam.


Phở Miền Bắc - Món ngon kinh kỳ

Phở Miền Bắc gây ấn tượng với những ai lần đầu ăn phở nhờ vị ngọt đậm của nước dùng và hương hồi nồng nàn trong quán. Như tính cách người Tràng An thanh tao, tô phở từ đó cũng trở nên thanh cảnh, nhẹ nhàng, dễ ăn với thành phần chính thịt bò hay gà. Bánh phở mỏng, thanh; thịt vừa vặn; nước lèo trong leo lẻo.
Dù có thêm nhiều loại phở cuốn, phở trộn, phở xào, phở áp chảo, người Miền Bắc vẫn giữ cái hồn của phở - hồn gạo hương đồng - bằng sợi gạo. Một món phở ngon là sự tổng hòa của hương vị đậm đà, cảm nhận ngon lành của tổ hợp sợi gạo dai - mềm - giòn trong miệng, mùi thơm nồng nàn khó cưỡng. Bởi vậy, phở luôn xuất hiện trong mọi tạp chí ẩm thực hay xếp hạng giữa những món ăn ngon hàng đầu thế giới.

Bún miền Trung - đậm đà khó cưỡng


Bún miền Trung được nhớ đến đầu tiên phải kể là bún bò Huế, sau đó thêm bún cá, bún chả cá, bún sứa, mì Quảng, cao lầu, bún tôm, bún hến… làm người sành ăn cứ thế mà mải miết thử qua những món bún hấp dẫn trong mát. Thông qua đó, miền Trung gián tiếp giới thiệu những món hải sản tươi ngon đặc sản của mình qua các món bún thanh nhã nhẹ nhàng.
Với nước dùng mang đậm hương vị mùa hè của cà chua, khóm, cà rốt, hành tây, điểm xuyết vài cọng hành thái nhuyễn, cùng sợi gạo được biến thể phong phú từ sợi dạng tròn dày, tròn mảnh, miếng dẹt, miếng ngắn chắc thơm hương đồng, các món bún miền Trung nhanh chóng trở thành lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn hàng ngày của người Việt.

Ngọt lành bình dị với hủ tiếu Sài Gòn


Ở Sài Gòn, đi đến đâu mọi người cũng thấy gánh hủ tiếu. Dường như hình ảnh ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của người Việt. Sự quyến rũ từ những tủ kính bày tôm bóc võ trắng nõn, những lát thịt nửa nạc, nửa mỡ ngon lành, hay những miếng gan, tim to dày khiến bạn khó lòng từ chối mà sà ngay vào gánh hủ tiếu gõ để thưởng thức bữa ăn.

Bên cạnh đó, nhờ sự đa dạng về thành phần, giản dị trong cách chế biến mà hủ tiếu đáp ứng được khẩu vị của nhiều người. Hủ tiếu được ưa chuộng bởi có ăn liền, ăn nhanh và ăn ngon. Kèm tô hủ tiếu thơm ngon bao giờ cũng là một đĩa rau xanh mướt mát nào giá hẹ, cần tây, tần ô, xà lách, kết hợp hoàn hảo với nước lèo ngọt thanh và cọng hủ tiếu dai dai được làm từ sợi gạo tẻ thành một bản hòa tấu tuyệt vời.

Dù là miền nào đi chăng cũng vẫn là văn hóa Việt, món nào cũng đậm hương gạo Việt, còn người Việt thì đi xa mấy cũng không thể không nhớ, gấp mấy cũng không thể không dừng bước ăn tô phở, tô bún, tô hủ tiếu thơm nồng.

Nguồn: Zing.vn
Biên Tập: Món ngon 3 miền
Read More

Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật

| |

Trong khi làn sóng bún đậu đã bắt đầu có dấu hiệu lắng xuống, nhiều hàng quán đóng cửa thì ở Đậu Homemade khách vẫn tấp nập xếp hàng chờ bàn vào ăn.

Tuy không phải là quán bún đậu đầu tiên tại Sài Gòn nhưng có thể nói Đậu Homemade là quán nổi tiếng và có chất lượng ngon nhất trong hàng trăm quán bún đậu lớn nhỏ ở nơi này.Chính cách làm chuyên nghiệp và ấn tượng ngay từ đầu với hình ảnh bún đậu 5 sao xanh sạch đẹp cua Đậu homemade đã tạo nên cơn sốt ở Sài Gòn. Với nguyên liệu nhập trực tiếp mỗi ngày từ miền Bắc, những món ăn tại đây đều mang được một hương vị riêng đậm đà và đúng chuẩn, không chê vào đâu được.
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 1
Bún đậu đầy đủ
Ngoài món chính của menu là món bún đậu mắm tôm nổi tiếng, thu hút rất nhiều khách nước ngoài yêu thích ẩm thực Việt đến khám phá và thưởng thức thì quán còn có nhiều món ăn khác như bún ốc chuối đậu, bún giả cầy, nem rán Hà Nội, bánh gối, ốc hấp lá gừng (ốc dồn thịt), chả rươi (một món ăn hiềm có khó tìm)... Tất cả đều là những món ăn ngon, đáng để thưởng thức.
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 2
Bánh gối
Ví dụ như món bánh gối chẳng hạn.Đây một món ăn quen thuộc của người Hà Nội mỗi khi gió lạnh đầu mùa.Vỏ bánh làm từ bột mì trông giống như vỏ há cáo của miền Nam nhưng để bánh khi chiên lên đúng mùi thơm, vỏ không bị ngấm dầu và kích thước bánh đúng chuẩn nguyên gốc thì chủ quán đã phải nhập trực tiếp từ lò bánh gia truyền trên phố Lương Van Can (một lò làm vỏ bánh có tiếng ở miền Bắc).
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 3
Nhân bánh gồm thịt băm,mộc nhĩ,nấm hương,lạp xưởng,miến dong,Nhưng điểm đăc biệt và độc đáo ở đây là quán đã thay đổi từ trứng cút thành lòng đỏ trứng măn, ăn rất thơm bùi béo. Ngoài ra, nhân bánh còn có thêm tôm sú tươi. Bánh gối khi cắn miếng bánh giòn rụm, nhân bên trong nóng hổi thơm lừng, bánh ăn cùng nước mắm đu đủ chua tương ớt theo chuẩn Hà Nội, thật chẳng còn gì bằng.
Dân gian có câu:"Tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mùng nam", đó là mùa rươi - một loai sản vật quý hiếm tại các vùng cửa biển ở Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình.
Con rươi là loại đặc biệt, chúng chỉ xuất hiện vài lần trong năm và vài ngày là hết nên việc tìm mua và lưu trữ để bán là rất cực công. Nối tiếng nhất có thể nhắc đến món chả rươi vỏ quýt cùng lá thì là. Ở Đậu Homemade bạn sẽ có cơ hội thưởng thức món này với vỏ quýt tươi đặc biệt, khi ăn vẫn còn cảm nhận rõ độ nồng và thơm của mùi vỏ quýt giữa hương vị béo ngậy, thơm lừng của thịt rươi và thì là. Đây phải nói là một món khó có thể bỏ qua.
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 4
Chả Rươi
Một món siêu ngon nữa ở Đậu Honemade không thể không nhắc đến đó là món ốc hấp lá gừng (hay còn gọi là chả ốc, ốc dồn thịt). Ngoài nguyên liệu là những còn ốc đồng tươi giòn ngọt thịt thì món ốc ở đây còn ngon bởi nhờ nước mắm chấm đặc biệt của món ốc Hà Nội. Ốc hấp của quán được cái là làm rất sạch, món ốc được phục vụ nóng ăn kèm nước mắm ốc thanh tao vào những ngày trời Sài Gòn “lập Đông” như vậy thì đúng là quá tuyệt vời.
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 5
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 6
Ốc hấp lá gừng
Đậu Homemade dễ khiến người lần đầu đến quán bị shock bởi sự cầu kì và chu đáo đến từng chi tiết của quán. Vào những ngày cuối tuần, ngày lễ – quán có tặng quà, làm bong bóng nghệ thuật cho trẻ em. Ngoài ra, ở đây còn gây shock với dàn nhạc sống chơi liên tục nhiều giờ vào buổi tối để phục vụ khách thưởng thức ẩm thực và khách chờ bàn (phía trước quán). 
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 7
Đây là những điểm cộng vô giá cho thương hiệu Đậu Homemade, giúp cho quán có vị trí vững vàng trong giới sành ăn Việt. Chẳng trách mà trên tường quán là vô số hình ảnh cùng lời nhận xét thú vị của các ngôi sao nghệ sĩ,khách nước ngoài,các phi hành đoàn nước ngoài đã từng ghé ăn. 
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 8
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 9
Nghệ sĩ Việt cũng chọn Đậu Homemade là quán quen
Cũng vì những lý do đó mà Đậu Homemade được khá nhiều tạp chí ẩm thực, các trang guide dành cho khách trong và ngoài nước nổi tiếng “dòm ngó” như Trip advaisor, foody,diadiem,anuong... Ấn tượng nhất là việc quán được lên cả một tạp chí du lịch giới thiệu cho khách Nhật(SKETCH) – dù đây là một tạp chí lớn với tiêu chí tuyển chọn địa điểm ẩm thực khắc khe về nhiều yếu tố.
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 10
Đậu Homemade trên báo Nhật
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 11
Khách nước ngoài cũng thích thú với món ăn đậm chất Bắc giữa Sài Gòn này
Với style riêng độc đáo "Tôi yêu Việt Nam". Nhân viên ở đây có hai loại đồng phục siêu ý nghĩa, một là áo cờ đỏ sao vàng mặc vào ngày thứ hai, hai là áo dài có bản đồ VN với đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau lưng – một cách thể hiện tinh thần yêu nước tinh tế mà sâu sắc.
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 12
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 13
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 14
Hòa cùng sự tiện lợi và thói quen ăn uống tại chỗ của nhiều người Việt hiện nay, Đậu Homemade còn cò dịch vụ delevery cực kỳ chuyên nghiệp với thời gian giao nhận nhanh chóng và tiện lợi cho người mua hàng hết mức có thể.
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 15
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 16
Hộp mang đi rất sạch sẽ và tiện dụng
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 17
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 18
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 19
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 20
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 21
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 22
Một quán ăn giá bình dân với chất lượng và cung cách phục vụ 5 sao thì chẳng còn gì đáng bàn cãi để đến và trải nghiệm.
Đậu Homemade - Bún Đậu Mắm Tôm & More
Số 6 – đường Hồng Hà, Phường 2, Q.Tân Bình (cạnh C.T. Plaza sân bay Tân Sơn Nhất)
Điện thoại: 093 808 8284

Biên tập: Món Ngon 3 Miền
Read More