Showing posts with label Món Ngon MN. Show all posts
Showing posts with label Món Ngon MN. Show all posts

Tuesday, August 26, 2014

Bánh Canh Bò Phan Văn Trị - Lạ Nhưng Chưa Ngon

| |
5 comments
Cuối tuần muốn đi ăn món gì đó cho lạ miệng, chợt nhớ có quán Bánh Canh Bò gần ngay nhà, nằm trên đường Phan Văn Trị, Quận Gò Vấp nên quyết định ghé sang ăn thử. Nghe nói lạ và ngon lắm nhưng mình không tin chỉ khi nào mình đã "thực nghiệm hiện trường". 

Vừa lúc đến quán thì đúng ngay trời đang mưa nêm nghĩ bụng sẽ làm 1 tô nóng hổi thì ấm bụng phải biết. Bước vào quán đập ngay vào mắt mình là tấm biển quảng cáo khá ấn tượng với dòng chữ "Bánh Canh Bò - Ngon & Lạ ". Vào bên trong để tìm chổ ngồi, lúc này khách cũng không đông nên tha hồ lựa chọn chổ ngồi ưng ý. Không gian thoáng mát, bàn ghế được làm từ gỗ rất hợp gu mình nên đinh ninh đây sẽ là một trãi nghiệm tuyệt vời với cái món nghe tên thấy "lạ hoắc" này.

Bánh canh bò phan văn trị
Ảnh: diadiemanuong.com

Nhạt từ CÁI đến NƯỚC

Sau khi ngồi được tầm 1 phút, có một cô bé mặt đồng phục của quán với án thun đen, đội nón lưỡi trai rất giống phong cách của các địa điểm bán đồ ăn nhanh hay có dịch vụ gọi món online sau đó đến lấy hoặc giao hàng tận nơi cho khách hàng lựa chọn mà mình cũng từng gọi vài lần. Mình gọi 2 tô Bánh Canh Bò vì mình đi với bạn, sau khoảng 15 phút thì 2 tô bánh canh được mang ra. Và đây là phần quan trọng nhất - Cảm nhận món ăn: 1 tô bánh canh không lớn lắm làm bằng bột gạo. có lẽ là ăn vừa bụng 1 người. Với 2 con tôm lớn, 1 miếng chả cua, 1 trứng gà áp chảo hồng đào. Tất cả được bài trí tương đối chứ không có gì lạ ngoài cái tên của nó cả.

Bánh canh bò phan văn trị 1


Cảm nhận đầu tiên của mình sau khi dùng thử món bắt đầu từ nước lèo là nước khá nhạt và nguội, tiếp đến là tôm cũng nhạt nếu bạn không tìm thứ gì đó mặn để dùng làm nước chấm, có lẽ 1 phần do nước lèo đã nhạt sẵn, lạ thay miếng chả lại khá mặn, mình tự hỏi là có phải cái lạ nằm ở đây hay không trong khi mọi thứ đều nhạt thì lại có 1 thứ lại mặn như thế. Đúng là LẠ thật.

Phục vụ quá kém

Phải nói đây là lần đầu tiên mình đi ăn mà thấy cái phong cách phục vụ nó chán đến thế. Nhân viên thì mặt áo đồng phục nhưng hỡi ơi quần thì mỗi người một kiểu với đủ loại phong cách từ quần jean rách đến quần săn ống cao ông thấp, người mang dép lê kẻ mang giày xỏ ngón. Không những thế, trong lúc mình đang dùng món thì các cô nhân viên của quán còn đùa giỡn với nhau la hét ẩm ỹ, đến một chị khách tầm 40 tuổi ngồi ăn đối diện mình bộc lộ bộ mặt khó chịu nhưng chị ấy không thèm nói. Không biết đây là phong cách của quán hay quán không có người quản lý nữa.

Lời kết

Bánh Canh Bò Phan Văn Trị - Gò Vấp là một điểm đến cho những ai ưa thích món bánh canh nhưng muốn tìm một hương vị lạ hơn thay vì bánh canh cua, bánh canh chả cá, bánh canh giò hay bánh canh cá lóc mà bạn vẫn thường hay ăn. Tuy nhiên, nếu bạn là người dễ tính, không cần khua trương, không quan tâm đến mọi thứ xung quanh, không cần món ăn ngon là chỉ cần lạ thì đây là địa điểm phù hợp.
Read More

Saturday, June 7, 2014

Bánh mì Cóc Sài Gòn - lạ mà quen

| |
Bánh mì cóc Sài Gòn

Bánh mì Sài Gòn là một trong những món ăn đường phố mà bạn không thể bỏ qua khi đến với thành phố năng động này. Với nhiều cách chế biến với các gia vị cũng như thành phần bên trong chiếc bánh mì đã tạo nên một hương vị rất riêng của đất Sài Thành.

Bánh mì Sài Gòn thật ra không phải có nguồn gốc từ Việt Nam mà xuất phát từ Châu Âu - Chính xác hơn là chính người Pháp chính là người đã mang bánh mì đến với đất nước Việt Nam trong thời kỳ Pháp xâm chiếm Việt Nam những năm của cuối thế kỷ 19. Dần dần trở thành món ăn quen thuộc của người Sài Gòn.

Ngoại hình bên ngoài của chiếc bánh mì cóc

Nằm ngay vòng xoay ngã 5 mới mở gần công viên Gia Định, quán bánh mì Cóc bà ... nỗi tiếng có lẽ không phải chỉ những người ở khu vực Gò Vấp - Phú Nhuận là các bạn ở Q3 - Q10 - Q6 cũng biết đến danh nơi này nếu có dịp đi ngang qua. Nguyên liệu làm nên chiếc bánh mì cóc cũng không có gì đặc biệt ngoài trừ pa-tê ở đây ăn khác với những nơi khác.

Nguyên liệu chính làm nên chiếc ổ bánh mỳ gôm:  chà bông (chà bông được làm bằng thịt gà nhé) - bên dưới cùng làm bớp ba-tê đặc biệt - dưa leo - rau và nước sốt màu vàng vàng. Còn đồ chua và ớt nữa nhưng mình không ăn nên kêu cô chủ không bỏ vào bánh kỳ. Xong, nguyên liệu chỉ có thế nhưng ăn cực ngon. Nếu bạn chưa bao giờ được thưởng thức thì hãy ghé qua nhé. 




banh-my-coc-sai-gon
Cận cảnh ổ bánh mì cóc Sài Gòn


Đia chỉ: Hiện tại quán đã dời lên cách vị trí cũ 200m tại địa chỉ 72/38 Nguyễn Thái Sơn, Phường 3, Gò Vấp. Các bạn phải qẹo phải vào hẻm đi từ hướng vòng xoay tới Nguyễn Thái Sơn nhé.
Read More

Friday, March 21, 2014

Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng

| |
Món bún thịt nướng riềng thật đặc biệt với vị ngọt đậm đà của thịt và hương thơm của riềng hẳn sẽ khiến cả gia đình tấm tắc khen ngon đấy!

Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 1

Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 2
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm bún thịt nướng riềng:

800g thịt ba chỉ heo
1 miếng riềng cỡ bằng 2 ngón tay
Mẻ, mắm tôm, nước mắm, mỳ chính
Rau sống ăn kèm
1kg bún

Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 3
Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 4 Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 5

Thịt rửa sạch, để ráo nước thái miếng vuông cỡ 1,5 x 1,5 cm.

Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 6 Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 7

Riềng cạo vỏ, thái miếng cho cối vào xay nhỏ.

Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 8 Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 9

Ướp thịt với 1 thìa canh nước mắm (loại nước mắm nhạt, nếu mắm mặn thì bạn giảm đi nhé), 1/3 thìa canh mắm tôm, 1 thìa canh mẻ, riềng xay, mỳ chính trong ít nhất 5-6 tiếng, có thể ướp qua đêm càng ngon các bạn nhé.

Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 10 Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 11

Sau đó đem nướng trên than hoa hoặc cho vào lò nướng ở 200 độ trong 20 phút cho thịt chín vàng.

Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 12 Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 13

Giờ bạn chỉ cần pha thêm 1 bát nước mắm tỏi có vắt vài giọt chanh, thêm chút hạt tiêu vào để chấm với thịt là xong rồi.
Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 14
Món bún thịt nướng riềng này được chế biến rất đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn, bạn hãy thử xem nhé. Nếu không ăn cùng bún bạn có thể ăn thịt nướng riềng với cơm cũng rất hợp. Miếng thịt ngọt đậm đà, thơm mùi riềng sẽ khiến cả nhà tấm tắc đấy!

Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 15

Chúc bạn thành công và ngon miệng nhé!

Nguồn: Afamily.vn
Read More

Monday, March 17, 2014

Cơm gà xối mỡ giòn tan trên phố Đình Ngang

| |
Cơm gà xối mỡ 45.000 đồng/suất, tuy không "bổ rẻ" nhưng cơm gà xối mỡ ở đây có thể cho bạn trẻ Hà Nội trải nghiệm về một món ăn quen thuộc của dân Sài Thành.


Phố Đình Ngang ngắn xíu nhưng hầu hết các nhà đều kinh doanh hàng ăn hoặc cà phê. Nổi tiếng nhất có lẽ quán bánh mỳ sốt vang rất đông vui, tấp nập nằm đầu phố. Nhưng thời gian này, đến đây, các bạn trẻ còn chú ý tới một tiệm ăn là lạ, bắt mắt. Quán này chỉ mới khai trương được khoảng 10 ngày. Ngoài chuyện mặt tiền lớn, biển bảng to đẹp, nhân viên ăn mặc xuyệt tông chuyên nghiệp, quán gây chú ý bởi tấm biển “Cơm gà xối mỡ” lạ tai, hấp dẫn.


Cơm gà xối mỡ thực chất là món quen thuộc với người Sài Thành, đã có mặt ở đây từ rất lâu. Tuy nhiên, cũng có 5-7 nơi nổi tiếng và mỗi nơi lại chế biến khác nhau nên khó tìm được sự chuẩn mực. Còn với người Hà Nội, chắc cũng nhiều thực khách như tôi, mới chỉ nghe danh và cảm thấy tò mò trước "cái tên béo ngậy" này.

Không độc đáo như sự mường tượng của tôi, suất cơm gà xối mỡ tại đây giống kiểu cơm văn phòng phổ biến - cũng gồm một chén cơm nén úp ngược, hai miếng thịt gà chiên trên đó rắc chút hành phi, ít rau ăn kèm, cùng một bát canh chua con con. Điểm khác biệt dễ nhận ra nhất là cơm không trắng tinh mà pha lẫn màu đỏ đỏ, vàng vàng. Tò mò hỏi chủ quán thì được biết đó là màu của nước cà chua khi chế biến. Có lẽ nhờ bí quyết này mà khi thưởng thức thấy cơm thơm mềm, dễ ăn hơn.

Suất cơm gà xối mỡ 45.000 đồng.
Cơm gạo khá dẻo và có màu đỏ vàng của cà chua.

Hai miếng gà chiên mới là thứ khiến tôi “băn khoăn”. Gà có lẽ vẫn là loại gà công nghiệp song được chọn khúc đùi. Ưu điểm chính là độ giòn rụm tuyệt vời, thậm chí giòn sâu vào tới cả phần xương nên ai có thú gặm nhấm lại càng thích. Đặc biệt, gà chiên khéo nên ít ngấm dầu mỡ, ăn phần da béo ngậy, giòn tan rất đã miệng.

Ngon nhưng lại có vẻ trái ngược với “triết lý xối mỡ” trong tên món ăn. Có lẽ hiểu được điều tôi đang cắc cớ, nhân viên quán mới giải thích: “Xối mỡ có nghĩa là gà cho vào vỉ nướng rồi rưới mỡ lên liên tục, nhờ thế gà vừa chín vừa ráo mỡ, ăn không ngán”. Lúc này tôi mới hiểu tại sao miếng gà tôi thưởng thức không ngập trong mỡ như mình hình dung. Tuy nhiên, độ giòn tan ngon miệng của món gà này khiến tôi rất hài lòng.

Suất cơm có 2 miếng thịt gà đùi.

Gà xối mỡ có ưu điểm là giòn rụm sâu và đến cả phần xương, phần da bên ngoài thì rất béo ngậy, ăn "đã miệng".

Điểm trừ lớn nhất ở quán này là giá cả hơi cao - 45.000 đồng/suất, thịt ít, cơm cũng không nhiều, có lẽ chỉ tàm tạm đủ cho người khảnh ăn. Cánh mày râu nếu dùng bữa trưa, bữa tối e rằng 2 suất chưa chắc ấm bụng. Song đây cũng là "nghịch lý" dễ hiểu với một hàng ăn trông khá đẹp, lịch sự có style ở giữa phố lớn.

Quán này còn một số món cơm nữa giá cũng tương tự nhưng khá "hẻo", chẳng hạn như cơm xá xíu với khoảng chục lát thịt xá xíu mỏng là 49.000 đồng.

Địa chỉ: Số 7 Đình Ngang, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Read More

Wednesday, January 1, 2014

Những món ngon ba miền từ gạo

| |
Phở miền Bắc thanh lịch, bún Huế đậm đà, tô hủ tiếu miền Nam ngọt lành, dù là miền nào thì những bữa ăn làm từ sợi gạo cũng thân quen với tất cả người Việt Nam.


Phở Miền Bắc - Món ngon kinh kỳ

Phở Miền Bắc gây ấn tượng với những ai lần đầu ăn phở nhờ vị ngọt đậm của nước dùng và hương hồi nồng nàn trong quán. Như tính cách người Tràng An thanh tao, tô phở từ đó cũng trở nên thanh cảnh, nhẹ nhàng, dễ ăn với thành phần chính thịt bò hay gà. Bánh phở mỏng, thanh; thịt vừa vặn; nước lèo trong leo lẻo.
Dù có thêm nhiều loại phở cuốn, phở trộn, phở xào, phở áp chảo, người Miền Bắc vẫn giữ cái hồn của phở - hồn gạo hương đồng - bằng sợi gạo. Một món phở ngon là sự tổng hòa của hương vị đậm đà, cảm nhận ngon lành của tổ hợp sợi gạo dai - mềm - giòn trong miệng, mùi thơm nồng nàn khó cưỡng. Bởi vậy, phở luôn xuất hiện trong mọi tạp chí ẩm thực hay xếp hạng giữa những món ăn ngon hàng đầu thế giới.

Bún miền Trung - đậm đà khó cưỡng


Bún miền Trung được nhớ đến đầu tiên phải kể là bún bò Huế, sau đó thêm bún cá, bún chả cá, bún sứa, mì Quảng, cao lầu, bún tôm, bún hến… làm người sành ăn cứ thế mà mải miết thử qua những món bún hấp dẫn trong mát. Thông qua đó, miền Trung gián tiếp giới thiệu những món hải sản tươi ngon đặc sản của mình qua các món bún thanh nhã nhẹ nhàng.
Với nước dùng mang đậm hương vị mùa hè của cà chua, khóm, cà rốt, hành tây, điểm xuyết vài cọng hành thái nhuyễn, cùng sợi gạo được biến thể phong phú từ sợi dạng tròn dày, tròn mảnh, miếng dẹt, miếng ngắn chắc thơm hương đồng, các món bún miền Trung nhanh chóng trở thành lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn hàng ngày của người Việt.

Ngọt lành bình dị với hủ tiếu Sài Gòn


Ở Sài Gòn, đi đến đâu mọi người cũng thấy gánh hủ tiếu. Dường như hình ảnh ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của người Việt. Sự quyến rũ từ những tủ kính bày tôm bóc võ trắng nõn, những lát thịt nửa nạc, nửa mỡ ngon lành, hay những miếng gan, tim to dày khiến bạn khó lòng từ chối mà sà ngay vào gánh hủ tiếu gõ để thưởng thức bữa ăn.

Bên cạnh đó, nhờ sự đa dạng về thành phần, giản dị trong cách chế biến mà hủ tiếu đáp ứng được khẩu vị của nhiều người. Hủ tiếu được ưa chuộng bởi có ăn liền, ăn nhanh và ăn ngon. Kèm tô hủ tiếu thơm ngon bao giờ cũng là một đĩa rau xanh mướt mát nào giá hẹ, cần tây, tần ô, xà lách, kết hợp hoàn hảo với nước lèo ngọt thanh và cọng hủ tiếu dai dai được làm từ sợi gạo tẻ thành một bản hòa tấu tuyệt vời.

Dù là miền nào đi chăng cũng vẫn là văn hóa Việt, món nào cũng đậm hương gạo Việt, còn người Việt thì đi xa mấy cũng không thể không nhớ, gấp mấy cũng không thể không dừng bước ăn tô phở, tô bún, tô hủ tiếu thơm nồng.

Nguồn: Zing.vn
Biên Tập: Món ngon 3 miền
Read More

Saturday, June 22, 2013

Hủ tiếu Nam Vang - Hương vị Sài Gòn

| |
Nếu những ai từng một lần ghé thăm thành phố năng động Hồ Chí Minh thì có lẽ Hủ Tiếu Nam Vang là món ăn mà ai cũng ưu chuộn. Từ dân dã, bình dân đến sang trọng nhưng hương vị vẫn không thay đổi, có chăng chỉ là một nơi vỉa hè không sánh nỗi với những nhà hàng, quán xá sang trọng mà thôi.

hu tieu nam vang, mon ngon 3 mien

Có nguồn góc từ người Tàu ( Người Hoa ) khi họ phiêu bạc ở trời Nam - vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, hủ tiếu nam vang trở thành món ăn chính của người dân Nam Bộ. Nơi đầu tiên sinh ra Hủ Tiếu Nam Vang không phải ở Trung Quốc như mọi người vẫn nghĩ, món ăn này có nguồn gốc từ Campuchia do người Tàu ở đây tự nghĩ và chế biến ra. Nếu ai đã từng một lần đến tận đất Nam Vang ( Thủ đô Phnom Pênh) - nơi mà Hủ Tiếu Nam Vang được sinh ra họ sẽ cảm nhận một điều rằng : Ăn Hủ Tiếu Nam Vang ở đây và ăn ở Sài Gòn thì Hủ Tiếu Nam Vang của Sài Gòn ngon hơn rất nhiều. Nước dùng ( nước lèo) ở đây không ngọt, thơm, thịt không mềm và sợi hủ tiếu k mềm và dai như ở Sài Gòn.

Theo năm tháng, người Sài Gòn đã thay đổi Hủ Tiếu Nam Vang ban đầu theo phong cách rất riêng, hợp khẩu vị ăn của người Sài Gòn hơn. Nước dùng của Hủ Tiếu Nam Vang được hầm bằng xương ống với một ít mực khô, tôm he khô và hầm trong lửa nhỏ liu riu. Khi hầm sẽ canh vớt bọt ra để lại cho nồi nước dùng một màu trong với hương thơm rất riêng không lẫn vào đâu được. Với một tô hủ tiếu sẽ không thể thiếu miếng thịt nạc, gan, tim, huyết, tôm tươi mới luột sẽ cho tô hủ tiếu cực kỳ hấp dẫn người sành ăn.

hu tieu nam vang, mon ngon 3 mien


Sợi hủ tiếu hay còn gọi là bánh hủ tiếu được làm bằng gạo nàng Hương, xây thật nhuyễn trước khi được phơi khô lấy bột ép trong máy ép tạo ra những sợi hủ tiếu tuy khô nhưng chỉ cần trụng sơ qua nước nóng là sợi mì mềm ngay và dai. Chỉ cần tưới lên một ít mỡ hành phi, bạn sẽ thấy sợi hủ tiếu sáng lên, láng coáng. Lúc này, chỉ cần dùng mắt bạn cũng có thể cảm nhận được cái dẻo, cái thơm của Hủ Tiếu Nam Vang.

Hương vị đặc trưng của Hủ Tiếu Nam Vang được tạo ra nhờ một vài muỗn tỏi giả nhuyễn ngâm giấm thanh. Sử dụng sau khi ngâm từ 2 đến 3 ngày, dùng sớm hơn sẽ bị cảm giác cay nồng, để lâu hơn thì mất đi hương vị đặc trưng. Chính ví thế, người nấu cũng cần phải am hiểu về những quy tắc bắt buột khi nấu món Hủ Tiếu Nam Vang.

Tô hủ tiếu múc ra bát, lẫn chìm dưới làn nước trong veo là sợi bánh trắng phau, được tô điểm bởi những miếng thịt nạc, tim , gan màu nâu sẫm, cùng với màu hồng tươi của con tôm lấp ló dưới những cọng hành xanh ngắt. Cho thêm chút tỏi ngâm, một miếng chanh tươi, vài lát ớt sắt nhỏ, thêm chút hẹ và giá sống sẽ tạo ra một món ăn mang nét rất đặc trưng chỉ có thể là Hủ Tiếu Nam Vang mà thôi.

Với Người Sài Gòn, Hủ Tiếu Nam Vang trở thành món ăn mang biểu tượng của người Nam Bộ, nó có mặt ở khắp nơi và trở thành món ăn mà ai dù chỉ một lần đặc chân đến thành phố sôi động bậc nhất Việt Nam cũng phải ghé vào đâu đó và thưởng thức món ăn này.

Nếu bạn đang tìm cho mình một địa điểm để thưởng thức đúng hương vị của hủ tiếu nam vang thì bạn hãy xem :  Địa điểm bán hủ tiếu nam vang ngon tại Sài Gòn
Read More