Sunday, March 23, 2014

10 món cay ngon khó cưỡng trên thế giới

| |
Đối với những du khách hâm mộ đồ cay, Bunny, Doro Wat hay Devil's Curry là những món ăn khó có thể bỏ lỡ mỗi khi đi du lịch.

Người dân ở Durban, Nam Phi gọi món này là Bunny (hay Bunny chow). Đây là một món ăn phổ biến được nhiều người dân bản địa ưa thích, bao gồm cà ri nấu mềm ăn kèm với bánh mỳ. Do có xuất xứ từ Ấn Độ nên hương vị chính của Bunny chow vẫn là vị cay nóng đặc trưng và hương thơm hấp dẫn không thể chối từ của món cà ri truyền thống.


Bunny (hay Bunny chow)

Camarones a la Diabla bao gồm tôm bóc vỏ sốt cùng cà chua, ớt cay xè, bơ tỏi, là món ăn được yêu thích của người Mexico.


Camarones a la Diabla

Còn đây là món cà ri rất cay mang tên Devil's Curry của người Malaysia.

cà ri Devil's Curry

Những du khách đến Ethiopia đều rất thích một món ăn mang tên Doro Wat. Đây là món ăn truyền thống không thể thiếu mỗi khi đến dịp Giáng sinh. Doro Wat được làm chủ yếu từ thịt gà cùng với cà ri và rất nhiều gia vị tạo độ cay mạnh như ớt.

Doro Wat

Goulash hay còn gọi là súp bò hầm, có nguồn gốc từ Hungary nhưng ngày nay được sử dụng phổ biến và rộng rãi ở khắp khu vực đông, tây Âu.

súp bò hầm

Món súp kem nổi tiếng ở Hà Lan có vị đậm đà của món thịt xông khói cùng mù tạt cay xè, rất phù hợp ăn trong những ngày lạnh giá.

món thịt xông khói

Người Trung Quốc thường ít khi ăn cay, nhưng món gà được nấu với ớt Tứ Xuyên lại là một ngoại lệ.

món gà nấu với ớt Tứ Xuyên

Nước sốt đậu phộng cay chính là "linh hồn" của món salad rau Gado Gado - món ăn truyền thống của Indonesia.

món salad rau Gado Gado

Đến tham quan Marocco, du khách thập phương thường bị chinh phục bởi món thịt bò nấu cay nổi tiếng của người dân nơi này.

món thịt bò nấu cay

Nhìn qua món ăn này khá giống với món cơm rang thập cẩm của Việt Nam, tuy nhiên ở Ảrập, món cơm này được trộn khá nhiều gia vị có độ cay.

cơm rang thập cẩm

Read More

Friday, March 21, 2014

Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng

| |
Món bún thịt nướng riềng thật đặc biệt với vị ngọt đậm đà của thịt và hương thơm của riềng hẳn sẽ khiến cả gia đình tấm tắc khen ngon đấy!

Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 1

Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 2
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm bún thịt nướng riềng:

800g thịt ba chỉ heo
1 miếng riềng cỡ bằng 2 ngón tay
Mẻ, mắm tôm, nước mắm, mỳ chính
Rau sống ăn kèm
1kg bún

Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 3
Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 4 Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 5

Thịt rửa sạch, để ráo nước thái miếng vuông cỡ 1,5 x 1,5 cm.

Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 6 Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 7

Riềng cạo vỏ, thái miếng cho cối vào xay nhỏ.

Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 8 Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 9

Ướp thịt với 1 thìa canh nước mắm (loại nước mắm nhạt, nếu mắm mặn thì bạn giảm đi nhé), 1/3 thìa canh mắm tôm, 1 thìa canh mẻ, riềng xay, mỳ chính trong ít nhất 5-6 tiếng, có thể ướp qua đêm càng ngon các bạn nhé.

Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 10 Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 11

Sau đó đem nướng trên than hoa hoặc cho vào lò nướng ở 200 độ trong 20 phút cho thịt chín vàng.

Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 12 Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 13

Giờ bạn chỉ cần pha thêm 1 bát nước mắm tỏi có vắt vài giọt chanh, thêm chút hạt tiêu vào để chấm với thịt là xong rồi.
Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 14
Món bún thịt nướng riềng này được chế biến rất đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn, bạn hãy thử xem nhé. Nếu không ăn cùng bún bạn có thể ăn thịt nướng riềng với cơm cũng rất hợp. Miếng thịt ngọt đậm đà, thơm mùi riềng sẽ khiến cả nhà tấm tắc đấy!

Món ngon cuối tuần: Bún thịt nướng riềng 15

Chúc bạn thành công và ngon miệng nhé!

Nguồn: Afamily.vn
Read More

Buổi chiều đi ăn mỳ Ý vỉa hè phố Yên Ninh

| |
Nằm ở ví trí đẹp, lại treo biển “Spagetti 25K” nên quán mỳ Ý vỉa hè dễ lọt tầm mắt các teen.


Quả thật, tầm chiều tối, quán khá đông các bạn học sinh đến ăn. Khách teen mà chủ quán cũng trẻ trung không kém. Thường có hai người phục vụ nhưng đứng bếp chính, chế biến đồ ăn ở quầy là một chàng trai rất trẻ, vẫn còn mặc áo đồng phục nhà trường. Có lẽ cùng tuổi teen thấu hiểu nhau, nên dù lên thực đơn chỉ vỏn vẹn 6-7 món, song quán rất biết chọn trúng gu, hợp khẩu vị khách trẻ.


Món tủ ở đây là mỳ spagetti với 2 vị. Một loại truyền thống sốt bò băm, còn loại thứ hai tên hấp dẫn hơn - sốt bơ chanh leo. Chế biến kiểu đơn giản và đã được chuẩn bị trước nên hai món mỳ làm khá nhanh, khách gọi chừng 5-7 phút là có đồ ăn ngay.

Thuộc hệ “classic” đã rất thân quen, mỳ sốt bò băm ở đây chế biến khá vừa miệng. Về hương vị, kiểu cách, độ đầy đặn, sánh được ngang thương hiệu bình dân như Spagetti Box.

Mỳ sốt bơ chanh leo thì thơm hơn, trông cũng bắt mắt nhờ kết hợp với ngao. Món này thiên về vị chua - ngọt - ngậy, có lẽ hợp ý các bạn trẻ cùng những khách hảo ngọt. Tuy nhiên, giá bình dân nên ngao hơi ít, khách ăn sẽ cảm thấy chưa “đã”.

Mỳ sốt bò băm chế biến khá vừa miệng.
Mỳ sốt bơ chanh leo trông hấp dẫn hơn.

Quán bán một vai món phụ, trong đó gà viên chiên có vẻ lạ hơn cả. Đĩa gà có 8 viên tròn xoe, vàng rộm. Trông bắt mắt song khi ăn, ngoại trừ vỏ ngoài ròm rụm thì nhân bên trong hơi nhiều bột, thịt gà ít, hương vị chưa thực sự ấn tượng. Tuy nhiên với tác dụng cho bữa ăn phong phú, vui miệng, giá lại rẻ nên vẫn nhiều khách gọi gà viên chiên.

Để chống ngấy, thực đơn nơi đây còn có thêm món salad. Gọi như vậy cho Tây, song nhiều khách cho rằng đây chính xác là “dưa bắp cải muối trộn thêm mayonaise”. Mặc dù vậy, với mức giá 8.000 đồng/đĩa, bạn vẫn nên gọi thêm món rau củ “lai Tây” này để chống ngấy.

Gà viên chiên 25.000 đồng/đĩa.

Ngoài ra, quán còn một số đồ giải khát như coca, trân châu thạch, siro… cho khách đỡ khô háo.
Về giá cả, một chi tiết thú vị nho nhỏ là tuy treo biển “Spagetti 25K” nhưng mỳ Ý đều bán 28.000 đồng. Chênh chút ít nên không mấy khách ý kiến. Các món khác như gà viên chiên giá 25.000 đồng, khoai tây chiên 20.000 đồng, salat 8.000 đồng, sữa chua thạch 12.000 đồng… Nếu so với quán vỉa hè "xì tin" thì không đến mức là "bổ rẻ", song vẫn trung tầm phổ biến.

Món salad "lai Tây", rất giống.... dưa bắp cải muối trộn mayonaise của quán.
Siro thạch.

Nhược điểm lớn nhất của quán là không gian hạn chế, có lẽ chỉ 7-8 đôi khách đến là kín chỗ. Bù lại, tiệm vỉa hè nhưng vị trí đẹp, thoáng đãng, sạch sẽ, lại nằm đúng ngã tư Yên Ninh giao với Quán Thánh. Thời tiết khô ráo, mát mẻ, chiều tối ngồi đây ăn quà vặt, ngắm đường phố cảm giác rất thú vị và ngon miệng.

Thêm một lưu ý, quán chỉ mở từ chiều, buổi sáng là cửa hàng thời trang giày dép. Nên nếu muốn khám phá, bạn hãy ghé vào sau 17h.

Read More

Thursday, March 20, 2014

6 đặc sản kinh dị của Philippines

| |
6 đặc sản kinh dị của Philippines- Nằm trong top những món ăn không nên bỏ qua khi đến đất nước này, nhưng những đặc sản dưới đây khiến du khách phải lắc đầu, lè lưỡi.


Dinuguan

Dinuguan không hấp dẫn du khách nhiều về thẩm mỹ cũng như nguyên liệu.

Dinuguan gồm thịt heo với các bộ phận nội tạng như thận, phổi, tim, có thêm tai và mũi được hầm nhừ trong một thời gian khá lâu cùng tiết heo. Món ăn này không được đánh giá cao về tính thẩm mỹ. Song nếu một lần thưởng thức, bạn sẽ bị ấn tượng mạnh với cách phối vị tỏi, ớt và giấm trong món ăn.
Camaro



Camaro hay dế chiên được chế biến từ những con dế đồng được làm sạch sẽ, hầm trong tương muối và giấm vài giờ, sau đó chiên ngập trong dầu. Khi ăn, những con dế này có độ giòn, cứng và vị ngọt khá lạ.
Asocena


Với nhiều quốc gia, ăn thịt chó được xem là man rợ.


Asocena là món thịt chó hầm. Thịt được ướp giấm trước khi chiên và sau đó đảo đều với nước sốt cà chua. Thành phần không thể thiếu của món ăn này là gan vì giúp món ăn có độ quánh và thơm hơn.
Sizzling Sisig


Thực khách có thể thưởng thức Sizzling Sisig như một món ăn vặt.
... Nhưng cũng có thể dùng nó như một món ăn no nếu kết hợp với cơm.


Hình dung chính xác, Sizzling Sisig là món đầu heo sau khi chế biến được phục vụ trên một đĩa sắt nung nóng. Sau khi được làm sạch, đầu heo sẽ được nướng sơ trên lửa cho thơm, tiếp đó chiên chín với hành tươi, sao cho món ăn có mùi thơm đặc trưng. Để thức ăn trên đĩa sắt nóng có tác dụng giúp món ăn luôn nóng sốt.
Papaitan


Papaitan hơi giống phá lấu nhưng lạ miệng hơn với vị đắng và màu xanh đặc trưng quả bile.


Nếu phá lấu của Việt Nam được nấu từ nội tạng heo hay nội tạng bò với các gia vị mạnh thì Papaitan của Philippines được chế biến tương tự với nội tạng dê hay nội tạng bò hầm cùng quả bile mang đến có vị đắng và màu xanh đặc trưng của loại quả này.
Pinikpikan na manok






Quá trình làm món pinikpikan na manok có thể khiến nhiều người cảm thấy ghê rợn. Một con gà sống bị đập cho đến chết để máu tụ xuất hiện ngay dưới lớp da. Lông gà cũng được loại bỏ với một phương thức khác hẳn bình thường là thui với rơm. Sau khi xong khâu sơ chế, gà được luộc với muối và một ít pate heo. Với cách chế biến như thế, khi thưởng thức, thịt gà thơm, mềm và đậm đà hơn hẳn.

An Huỳnh
Theo Infonet
Read More

Văn hóa nước ngô, mía nướng thú vị ở vỉa hè Hàng Cót

| |
Trà chanh, trà đá, hướng dương tưởng như “thống trị” mọi ngõ phố Hà Nội nhưng đến đây, nó bất ngờ bị “xóa sổ” bởi một văn hóa bình dị mà ngọt ngào hơn – nước ngô, mía nướng.


Tôi vô tình phát hiện ra văn hóa ẩm thực này trong một buổi tối se lạnh, khi tản bộ qua con phố Hàng Cót. Những cặp đôi, nhiều nhóm bạn trẻ ngồi dài suốt một dọc vỉa hè. Họ vẫn quây quần tám chuyện vui vẻ nhưng bên cạnh không phải trà chanh với đĩa hướng dương quen thuộc, thay vào đó là rổ mía nướng, cốc nước ngô luộc còn nóng hổi tỏa khói nghi ngút.

Ở đây, mùi thơm có lúc thoang thoảng, cũng có khi dậy cả một góc phố. Mực khô, ngô nướng, cá chỉ vàng… không còn xa lạ, nhưng làn khói của nước ngô luộc với những khúc mía ngọt vàng cũng có sức lôi cuốn lạ kỳ. Chính tôi đã bị cái nửa quen nửa lạ mà bình dị như thế mê hoặc, níu giữ.



Nước ngô, mía nướng phố Hàng Cót.
Quán chỉ bán nước ngô luộc 3.000 đồng/cốc chứ không có trà đá hay trà chanh quen thuộc.
Rổ mía nướng 20.000 đồng/2 tấm.

Cậu bạn tôi theo nếp cũ mọi ngày, quen miệng gọi cốc trà đá thì cô chủ quán nhoẻn miệng cười: “Chỉ có nước ngô thôi em ơi”. "Nhập gia tùy tục”, chúng tôi hòa mình vào văn hóa nơi đây bằng 2 cốc nước ngô nóng với rổ mía nướng, không quên gọi thêm vài chiếc nem nhâm nhi cho có món mặn.

Nước ngô luộc chắc luôn sẵn sàng nên bưng ra nhanh nhất. Nhưng thứ tôi ngóng hơn cả là mía nướng thì 15 phút… vẫn chưa thấy đâu. Chủ quán trấn an: “Em cứ từ từ, mía phải đợi nướng, nướng xong còn róc và tách khẩu từ từ vì nóng lắm!”. Trong lúc ấy, tôi được bù đắp trước bằng đĩa nem chua.

Nơi đây bán hàng cũng “xuyệt tông”, không theo phong trào nem ngọt rán như mọi quán mà bán nem chua nướng than hoa. Nem cắm vào chiếc que tre nhỏ rồi đặt lên bếp đỏ lửa. Không khô và giòn như nem rán, nem chua nướng mềm mềm, hơi ướt dính, bù lại có vị thơm cháy cạnh và đặc biệt là không dầu mỡ nên ăn chẳng ớn ngấy. Vả lại, lâu lâu đổi món cũng thú vị.

Mía nướng trên than hoa.
Ở đây chỉ bán nem chua nướng 5.000 đồng/chiếc.

Dường như chỉ vỏn vẹn 5-7 cái nem chưa đủ thời gian cho “quy trình” nướng mía. Càng nhìn dàn mía xếp đều ngay ngắn trên bếp, đầu khúc sủi lên những sợi bọt thi thoảng chảy thành giọt cô đặc càng làm tôi nóng lòng, sốt ruột. Chờ đợi lâu nhưng khi nhìn rổ mía mang tới tỏa khói thơm phức thì thấy cũng bõ công. Mía đã chín nên vàng ươm, giòn và dễ cắn hơn hẳn, vị ngọt sâu, không phải kiểu “lịm người” mà rất dễ chịu, đúng vị ngọt tự nhiên, càng ăn càng thích. Nhai chán, “tám” chán, thi thoảng lại nhấp một ngụm nước ngô. Người ấm lên, miệng thơm mà cũng đỡ khô háo, thế là lại có đà để “buôn” tiếp.

Mía nướng đầu khúc sủi lên những sợi bọt, thi thoảng chảy thành giọt cô đặc.

Quả thực, văn hóa ẩm thực vỉa hè chỉ đơn giản thế. Chỗ ngồi nào chẳng giống nhau – dăm cái ghế thấp, một chiếc khay nhựa đặt đồ ăn lên. "Mồi nhắm" không sơn hào hải vị - 20.000 đồng 2 thanh mía nướng, 6.000 đồng cho đôi cốc nước ngô, thêm cả món mặn nem chua 5.000 đồng/chiếc - chỉ vài chục nghìn đã đủ vui hết tối.

Phố Hàng Cót về tối lại rất nhẹ nhàng, thư thả. Được ngồi nhâm nhi, thủ thỉ, rồi phóng mắt ngắm dòng xe, dòng người thưa thớt qua lại - cảm giác thân quen, thú vị ấy đôi khi chỉ tìm thấy ở được ở những góc phố ẩm thực Hà Thành thế này.

Địa chỉ: 44 Hàng Cót, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Read More