Friday, January 17, 2014

Lai rai chân gà chiên giòn, ốc luộc ngõ Tôn Thất Thiệp

| |
Ngõ vắng, thoáng đãng, sạch sẽ nên cứ chiều tối rất nhiều người thích đến đây để nhâm nhi ốc luộc, nem rán và đặc biệt là chân gà chiên giòn cực ngon của quán.



Quán vỉa hè, mở từ tầm chiều, đông nhất là lúc 6-7h trở đi. Nhược điểm của nơi này là diện tích khiêm tốn, chỉ kê được chừng 7-8 cái bàn nhựa nên giờ cao điểm, nhiều khách đến dễ gặp tình cảnh hết chỗ đành bỏ về. Tuy nhiên, bù lại không gian ăn uống ở đây luôn thoáng đãng, dễ chịu chứ không phải tù túng, chen chúc như nhiều nơi. Đó là nhờ con ngõ Tôn Thất Thiệp văn minh, sạch sẽ, tạo cảm hứng ngồi nhâm nhi quà vặt buổi chiều thật “đã”.

Thực đơn quán khá phong phú. Chủ quán chuẩn bị đồ trông ngon mà sạch sẽ, rất vừa ý khách. Món tủ có lẽ là chân gà chiên giòn. Chân gà to đã được chiên qua, xếp sẵn đầy ắp một chậu, khách đến gọi chủ quán cho vào chảo ngập mỡ chiên qua một lần nữa cho nóng giòn. Cũng giống như nhiều món, chân gà chiên 2 lửa càng ngon. Chiếc chân vàng rộm, phần da giòn tan, phần gân sần sật gặm đến đâu “sướng miệng” đến đó. Nước chấm chân gà pha cực ngon, hơi chua chua nên bớt cảm giác ớn ngấy cho món chiên rán, làm khách gặm chân “tì tì” chẳng biết chán.
Chân gà đã được sơ chế qua xếp sẵn đợi khách gọi.
Chiếc chân khá to, da bên ngoài giòn giòn.
Nước chấm chân gà cực ngon.
Mùa này lạnh, các món như nem rán, ốc luộc, trứng cút của quán cũng đắt hàng, hầu như nhóm khách nào đến cũng gọi đủ cả “bộ sậu”. Nem chua rán ở đây “béo béo, lùn lùn”, mỗi chiếc chỉ cắt được thành đôi miếng nhưng khá ngon, mềm thơm, ăn rất vào. Ốc luộc thì thường hơn bởi nước chấm pha chưa được đậm đà, tuy nhiên ốc chọn loại ngon, ngoài ốc vặn rất to béo còn có ốc mít là khoái khẩu của nhiều người.

Nhìn chung các món của quán làm đều tay, chấm được điểm khá. Món chuẩn nhất là chân gà chiên, rất xứng đáng để “gây nghiện” cho nhiều thực khách, nhất là những người có sở thích gặm nhấm, lai rai. Nhưng phải lưu ý, quán này vỉa hè, bình dân mà giá không hề rẻ. Chân gà 12.000 đồng/chiếc, dù chân loại to song vẫn là “chát” so với nhiều nơi. Nem chua 5.000 đồng/cái cũng bé hơn mọi quán phổ biến. Đặc biệt, ốc luộc rất đắt – 25.000 đồng/bát mà chiếc bát nhỏ nhỏ xinh xinh, chỉ nhỉnh hơn bát ăn cơm chút ít.

Bát ốc 25.000 ở đây rất bé nhưng bù lại ốc vặn khá to béo.
Đĩa nem chua 5 chiếc nhưng cắt ra được đúng chục miếng vì mỗi chiếc nem rất "lùn".

“Chém đẹp” vậy mà quán vẫn đông, ngoài chuyện món ngon thì lí do chủ yếu có lẽ vì không gian ăn uống thoáng đãng, không xô bồ của quán. Nên nơi đây rất hợp cho các cặp đôi hoặc các quý cô thích lê la quà vặt nhưng lại khái tính, ưa sạch sẽ.

Địa chỉ: số 2 ngõ Tôn Thất Thiệp, phố Tôn Thất Thiệp, Ba Đình, Hà Nội.
Read More

Wednesday, January 1, 2014

Những món ngon ba miền từ gạo

| |
Phở miền Bắc thanh lịch, bún Huế đậm đà, tô hủ tiếu miền Nam ngọt lành, dù là miền nào thì những bữa ăn làm từ sợi gạo cũng thân quen với tất cả người Việt Nam.


Phở Miền Bắc - Món ngon kinh kỳ

Phở Miền Bắc gây ấn tượng với những ai lần đầu ăn phở nhờ vị ngọt đậm của nước dùng và hương hồi nồng nàn trong quán. Như tính cách người Tràng An thanh tao, tô phở từ đó cũng trở nên thanh cảnh, nhẹ nhàng, dễ ăn với thành phần chính thịt bò hay gà. Bánh phở mỏng, thanh; thịt vừa vặn; nước lèo trong leo lẻo.
Dù có thêm nhiều loại phở cuốn, phở trộn, phở xào, phở áp chảo, người Miền Bắc vẫn giữ cái hồn của phở - hồn gạo hương đồng - bằng sợi gạo. Một món phở ngon là sự tổng hòa của hương vị đậm đà, cảm nhận ngon lành của tổ hợp sợi gạo dai - mềm - giòn trong miệng, mùi thơm nồng nàn khó cưỡng. Bởi vậy, phở luôn xuất hiện trong mọi tạp chí ẩm thực hay xếp hạng giữa những món ăn ngon hàng đầu thế giới.

Bún miền Trung - đậm đà khó cưỡng


Bún miền Trung được nhớ đến đầu tiên phải kể là bún bò Huế, sau đó thêm bún cá, bún chả cá, bún sứa, mì Quảng, cao lầu, bún tôm, bún hến… làm người sành ăn cứ thế mà mải miết thử qua những món bún hấp dẫn trong mát. Thông qua đó, miền Trung gián tiếp giới thiệu những món hải sản tươi ngon đặc sản của mình qua các món bún thanh nhã nhẹ nhàng.
Với nước dùng mang đậm hương vị mùa hè của cà chua, khóm, cà rốt, hành tây, điểm xuyết vài cọng hành thái nhuyễn, cùng sợi gạo được biến thể phong phú từ sợi dạng tròn dày, tròn mảnh, miếng dẹt, miếng ngắn chắc thơm hương đồng, các món bún miền Trung nhanh chóng trở thành lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn hàng ngày của người Việt.

Ngọt lành bình dị với hủ tiếu Sài Gòn


Ở Sài Gòn, đi đến đâu mọi người cũng thấy gánh hủ tiếu. Dường như hình ảnh ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của người Việt. Sự quyến rũ từ những tủ kính bày tôm bóc võ trắng nõn, những lát thịt nửa nạc, nửa mỡ ngon lành, hay những miếng gan, tim to dày khiến bạn khó lòng từ chối mà sà ngay vào gánh hủ tiếu gõ để thưởng thức bữa ăn.

Bên cạnh đó, nhờ sự đa dạng về thành phần, giản dị trong cách chế biến mà hủ tiếu đáp ứng được khẩu vị của nhiều người. Hủ tiếu được ưa chuộng bởi có ăn liền, ăn nhanh và ăn ngon. Kèm tô hủ tiếu thơm ngon bao giờ cũng là một đĩa rau xanh mướt mát nào giá hẹ, cần tây, tần ô, xà lách, kết hợp hoàn hảo với nước lèo ngọt thanh và cọng hủ tiếu dai dai được làm từ sợi gạo tẻ thành một bản hòa tấu tuyệt vời.

Dù là miền nào đi chăng cũng vẫn là văn hóa Việt, món nào cũng đậm hương gạo Việt, còn người Việt thì đi xa mấy cũng không thể không nhớ, gấp mấy cũng không thể không dừng bước ăn tô phở, tô bún, tô hủ tiếu thơm nồng.

Nguồn: Zing.vn
Biên Tập: Món ngon 3 miền
Read More

Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật

| |

Trong khi làn sóng bún đậu đã bắt đầu có dấu hiệu lắng xuống, nhiều hàng quán đóng cửa thì ở Đậu Homemade khách vẫn tấp nập xếp hàng chờ bàn vào ăn.

Tuy không phải là quán bún đậu đầu tiên tại Sài Gòn nhưng có thể nói Đậu Homemade là quán nổi tiếng và có chất lượng ngon nhất trong hàng trăm quán bún đậu lớn nhỏ ở nơi này.Chính cách làm chuyên nghiệp và ấn tượng ngay từ đầu với hình ảnh bún đậu 5 sao xanh sạch đẹp cua Đậu homemade đã tạo nên cơn sốt ở Sài Gòn. Với nguyên liệu nhập trực tiếp mỗi ngày từ miền Bắc, những món ăn tại đây đều mang được một hương vị riêng đậm đà và đúng chuẩn, không chê vào đâu được.
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 1
Bún đậu đầy đủ
Ngoài món chính của menu là món bún đậu mắm tôm nổi tiếng, thu hút rất nhiều khách nước ngoài yêu thích ẩm thực Việt đến khám phá và thưởng thức thì quán còn có nhiều món ăn khác như bún ốc chuối đậu, bún giả cầy, nem rán Hà Nội, bánh gối, ốc hấp lá gừng (ốc dồn thịt), chả rươi (một món ăn hiềm có khó tìm)... Tất cả đều là những món ăn ngon, đáng để thưởng thức.
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 2
Bánh gối
Ví dụ như món bánh gối chẳng hạn.Đây một món ăn quen thuộc của người Hà Nội mỗi khi gió lạnh đầu mùa.Vỏ bánh làm từ bột mì trông giống như vỏ há cáo của miền Nam nhưng để bánh khi chiên lên đúng mùi thơm, vỏ không bị ngấm dầu và kích thước bánh đúng chuẩn nguyên gốc thì chủ quán đã phải nhập trực tiếp từ lò bánh gia truyền trên phố Lương Van Can (một lò làm vỏ bánh có tiếng ở miền Bắc).
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 3
Nhân bánh gồm thịt băm,mộc nhĩ,nấm hương,lạp xưởng,miến dong,Nhưng điểm đăc biệt và độc đáo ở đây là quán đã thay đổi từ trứng cút thành lòng đỏ trứng măn, ăn rất thơm bùi béo. Ngoài ra, nhân bánh còn có thêm tôm sú tươi. Bánh gối khi cắn miếng bánh giòn rụm, nhân bên trong nóng hổi thơm lừng, bánh ăn cùng nước mắm đu đủ chua tương ớt theo chuẩn Hà Nội, thật chẳng còn gì bằng.
Dân gian có câu:"Tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mùng nam", đó là mùa rươi - một loai sản vật quý hiếm tại các vùng cửa biển ở Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình.
Con rươi là loại đặc biệt, chúng chỉ xuất hiện vài lần trong năm và vài ngày là hết nên việc tìm mua và lưu trữ để bán là rất cực công. Nối tiếng nhất có thể nhắc đến món chả rươi vỏ quýt cùng lá thì là. Ở Đậu Homemade bạn sẽ có cơ hội thưởng thức món này với vỏ quýt tươi đặc biệt, khi ăn vẫn còn cảm nhận rõ độ nồng và thơm của mùi vỏ quýt giữa hương vị béo ngậy, thơm lừng của thịt rươi và thì là. Đây phải nói là một món khó có thể bỏ qua.
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 4
Chả Rươi
Một món siêu ngon nữa ở Đậu Honemade không thể không nhắc đến đó là món ốc hấp lá gừng (hay còn gọi là chả ốc, ốc dồn thịt). Ngoài nguyên liệu là những còn ốc đồng tươi giòn ngọt thịt thì món ốc ở đây còn ngon bởi nhờ nước mắm chấm đặc biệt của món ốc Hà Nội. Ốc hấp của quán được cái là làm rất sạch, món ốc được phục vụ nóng ăn kèm nước mắm ốc thanh tao vào những ngày trời Sài Gòn “lập Đông” như vậy thì đúng là quá tuyệt vời.
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 5
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 6
Ốc hấp lá gừng
Đậu Homemade dễ khiến người lần đầu đến quán bị shock bởi sự cầu kì và chu đáo đến từng chi tiết của quán. Vào những ngày cuối tuần, ngày lễ – quán có tặng quà, làm bong bóng nghệ thuật cho trẻ em. Ngoài ra, ở đây còn gây shock với dàn nhạc sống chơi liên tục nhiều giờ vào buổi tối để phục vụ khách thưởng thức ẩm thực và khách chờ bàn (phía trước quán). 
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 7
Đây là những điểm cộng vô giá cho thương hiệu Đậu Homemade, giúp cho quán có vị trí vững vàng trong giới sành ăn Việt. Chẳng trách mà trên tường quán là vô số hình ảnh cùng lời nhận xét thú vị của các ngôi sao nghệ sĩ,khách nước ngoài,các phi hành đoàn nước ngoài đã từng ghé ăn. 
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 8
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 9
Nghệ sĩ Việt cũng chọn Đậu Homemade là quán quen
Cũng vì những lý do đó mà Đậu Homemade được khá nhiều tạp chí ẩm thực, các trang guide dành cho khách trong và ngoài nước nổi tiếng “dòm ngó” như Trip advaisor, foody,diadiem,anuong... Ấn tượng nhất là việc quán được lên cả một tạp chí du lịch giới thiệu cho khách Nhật(SKETCH) – dù đây là một tạp chí lớn với tiêu chí tuyển chọn địa điểm ẩm thực khắc khe về nhiều yếu tố.
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 10
Đậu Homemade trên báo Nhật
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 11
Khách nước ngoài cũng thích thú với món ăn đậm chất Bắc giữa Sài Gòn này
Với style riêng độc đáo "Tôi yêu Việt Nam". Nhân viên ở đây có hai loại đồng phục siêu ý nghĩa, một là áo cờ đỏ sao vàng mặc vào ngày thứ hai, hai là áo dài có bản đồ VN với đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau lưng – một cách thể hiện tinh thần yêu nước tinh tế mà sâu sắc.
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 12
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 13
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 14
Hòa cùng sự tiện lợi và thói quen ăn uống tại chỗ của nhiều người Việt hiện nay, Đậu Homemade còn cò dịch vụ delevery cực kỳ chuyên nghiệp với thời gian giao nhận nhanh chóng và tiện lợi cho người mua hàng hết mức có thể.
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 15
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 16
Hộp mang đi rất sạch sẽ và tiện dụng
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 17
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 18
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 19
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 20
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 21
Quán bún đậu nổi tiếng nhất Sài Gòn được lên báo Nhật 22
Một quán ăn giá bình dân với chất lượng và cung cách phục vụ 5 sao thì chẳng còn gì đáng bàn cãi để đến và trải nghiệm.
Đậu Homemade - Bún Đậu Mắm Tôm & More
Số 6 – đường Hồng Hà, Phường 2, Q.Tân Bình (cạnh C.T. Plaza sân bay Tân Sơn Nhất)
Điện thoại: 093 808 8284

Biên tập: Món Ngon 3 Miền
Read More

Tuesday, December 31, 2013

Rau muống tiến vua, đặc sản xứ Đoài

| |
Rau muống làng Sen Chiểu (Phúc Thọ, Hà Nội) có ngọn vươn dài, lá nhỏ, ăn rất ngọt và bùi. Đây từng là đặc sản tiến vua trứ danh một thời.

Tay thoăn thoắt hái những ngọn rau muống non nhất, chị Thị (42 tuổi, làng Sen Chiểu) bảo phải hái nhanh còn kịp giao cho khách đặt cách đây mấy ngày. "Đang mùa lạnh, lại nhiều sương nên rau cháy lá, già ngọn hết. Ra giêng, thời tiết ấm lên, có mưa xuống là rau muống lại lên tốt bời bời, ăn ngon không rau nơi nào sánh nổi", người trồng nhiều rau nhất làng Sen Chiểu cho hay.

Rau muống tiến vua xưa được trồng ở làng Linh Chiểu, nay mang về trồng bên làng Sen Chiểu (xã Sen Chiểu). Ảnh: Hoàng Phương.

Rau muống nơi đây từng là đặc sản dâng lên nhà vua. Các cụ trong làng kể lại, trước có vị vua đi qua nghỉ chân tại làng. Dân quê nghèo chỉ có món rau muống nên đã dâng vua. Vua ăn thấy ngọt, mát, rất thích và từ đó lệnh cho dân làng trồng thêm rau để tiến cung. Người dân Sen Chiểu từng tự hào rau muống tiến vua cùng với dơi mặt ngựa Sài Sơn, cua kềnh Khánh Hiệp, cá chép vàng Cấn Khánh làm nên các đặc sản của xứ Đoài.

Nơi đây có mạch nước sủi lộ thiên và phù sa màu mỡ từ sông Hồng bồi đắp. Yếu tố thổ nhưỡng và giống rau chính là bí quyết làm nên vị ngọt, giòn của rau muống tiến vua.
Nhìn bề ngoài, rau muống tiến vua không khác nhiều so với rau muống thường, chỉ khi ăn mới nhận ra sự khác biệt về hương vị, màu sắc. Thân rau màu xanh nhạt, to như chiếc đũa, ngọn vươn dài, lá thưa và nhỏ. Người trồng rau lâu năm như chị Thị dễ dàng nhận ra nhưng khách mua thì khó phân biệt nổi.

Rau luộc lên ăn giòn, ngọt và có vị bùi. Nước luộc rau màu xanh trong chứ không xanh đục, lờ lờ như rau bị phun nhiều hóa chất, cũng không vàng như rau muống tía. Ăn ngon khác lạ nhưng giá một kg rau chỉ 5.000 đồng, rau bỏ bớt lá vàng úa là 7.000 đồng. Dù giá không đắt hơn những loại rau muống thường nhiều nhưng người dân vẫn ham trồng để giữ lấy giống rau quý. Chị Thị trồng 8 sào, nhiều nhất làng. Những hộ khác ít nhất cũng vài ba sào.

Rau muống tiến vua là một trong những đặc sản của xứ Đoài xưa. Ảnh: Hoàng Phương.

Cách trồng rau muống tiến vua khá kỳ công, rau chịu thời tiết kém hơn các loại khác. Mỗi ngọn rau phải cách nhau đến 40 cm, rau muống thường thì khoảng cách 15 cm là đủ. "Trồng cách nhau như vậy để đến khi rau tốt, ngọn vươn được lên cao. Trồng dày thì rau mọc lên thân sẽ thẳng, ăn không ngon bằng ngọn rau vươn", chị Thị giải thích.

Các loại rau muống thường chịu đựng thời tiết rất tốt, nắng mưa đều không ảnh hưởng nhiều vì chúng có bộ rễ chùm, bám chắc vào đất. Trong khi đó, rau muống tiến vua ít rễ, đặc biệt kỵ trời lạnh giá, sương mù. Chỉ cần gặp thời tiết thất thường là rau bị thối rễ, bành gốc, chết từng khóm vì độ bám kém.
Chị Thị nhớ lại, mùa đông năm 2011 trời rất lạnh. Ruộng nào ruộng nấy cháy lá, rau không vươn nổi ngọn. Nhiều người trồng rau lo lắng: "Kiểu này thì Sen Chiểu mất giống rau tiến vua". Cũng may, khi trời nắng ấm lên, những mắt rau ở thân lại mọc, rau xanh tốt trở lại.

Rau năm đó bị cháy lá, ăn hơi chát một chút nhưng vẫn ngon. Chị Thi vẫn hái rau bán đều đều. Trước Tết đã có nhiều người gọi điện lên đặt trước để dành ăn lẩu. Mùng 3 Tết, chị đã bắt đầu hái rau để cân cho khách. Có nhiều nhà gọi đặt rau làm món xào, món nộm cho cỗ cưới.

Dù xanh tốt, mỗi tháng rau cũng chỉ cho thu hoạch hai lần. Hái hết lượt, chị lại mang phân, tro đốt từ gốc rạ về vãi. Khi nào rau bị sâu bệnh, thối rễ mới dám phun thuốc sinh học. Thấy giống rau ngon, nhiều nơi lấy giống về trồng nhưng rau đều bị tía ngọn, ăn chát chứ không ngọt, giòn như rau muống nơi đây. Chính vì thế, thương hiệu rau muống tiến vua chỉ vùng quê Sen Chiểu mới có.

Đang mùa lạnh, rau muống tiến vua bị cháy lá nhưng ăn vẫn rất ngọt. Ảnh: Hoàng Phương

Ông Nguyễn Ngọc Bạn, Chủ nhiệm hợp tác xã Sen Chiểu, cho biết năm 2009, chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hợp tác xã Sen Chiểu quyết định khôi phục giống rau muống tiến vua. 2,7 ha đất khu đồng Bưởi thuộc làng Sen Chiểu, ngay cạnh Linh Chiểu được quy hoạch để trồng rau. Người dân đều hào hứng vì giống rau quý xưa sắp được trồng lại, có thêm việc để làm.Trước đây, rau muống tiến vua được trồng ở làng Linh Chiểu. Trải qua thăng trầm lịch sử, thứ rau quý ngày bị mai một. Nước thải từ các nhà làm bún, đậu phụ gây ô nhiễm khiến vị ngon của rau giảm dần, diện tích trồng rau thu hẹp. Người dân tiếc rau muống tiến vua nức tiếng một thời nhưng không có cách nào gìn giữ.

Qua thời gian khôi phục, cánh đồng rau mở rộng lên 20 ha. Mùa rau xanh tốt nhất từ tháng 3 trở đi. Cánh đồng Bưởi bạt ngàn màu xanh mơn mởn của rau muống nhìn rất thích mắt. Người trồng rau hai tay thoăn thoắt hái cũng không kịp bán. Nhiều nhà giàu đánh ôtô từ trung tâm Hà Nội lên chỉ để chở rau về ăn dần. Người dân ít bán lẻ ngoài chợ, chủ yếu nhập cho các đơn vị bộ đội, trường học, nhà trẻ, siêu thị xung quanh thị xã Sơn Tây.

Rau muống tiến vua là thứ quà quê của người dân nơi đây. Khi chơi xa, ai cũng hái vài bó mang đi làm quà. Người Sen Chiểu xa quê cũng thấy nhớ vô cùng, ăn rau muống nơi nào cũng không thấy ngon như rau làng mình.

Nguồn: VNexpress.net
Biên tập: Món ngon 3 miền
Read More

Saturday, December 14, 2013

Những quán bún, miến trong ngõ hẻm vẫn đắt khách

| |
Không cần chưng biển ngoài mặt phố, thậm chí chỉ là quán gánh tuềnh toàng nhưng các quán ăn này vẫn có lượng khách đáng nể.- Những quán bún, miến không bảng hiệu lớn, không nằm mặt tiền nhưng vẫn đắt khách


Bún riêu ngõ 2F - Quang Trung


Quán bún này thực tế trước đây nằm ngoài mặt phố Quang Trung, đoạn gần giao với Hai Bà Trưng. Sau này, do “hoàn cảnh xô đẩy” mới phải lui vào trong ngõ 2F ngay gần đó. Nhưng dù “ẩn dật” hơn, các khách ruột vẫn không ngại mò mẫm, tìm ra cho kỳ được vì đã trót "ghiền".

Quán chỉ mở buổi sáng, nối tiếng là “đắt và chất”. Bán vỉa hè, vậy mà một bát bún chỉ riêu không tại đây cũng có giá 30.000 đồng, thêm giò, thịt nữa là 50.000 đồng – đắt hơn một nhà hàng lịch sự.
Tuy nhiên, “đắt xắt ra miếng”. Có khách ruột bảo “đã thử bún riêu Quang Trung rồi thì ăn đâu cũng thấy chán”. Quả thật, những người sành miệng nhất cũng thừa nhận: Riêu ở đây thật, không pha phách nên nước canh nấu cũng ngọt, thơm và "chất". Thịt bò của quán chỉ toàn lõi rùa hoặc bò bắp, khách đến ăn muộn cũng chẳng còn mà gọi. Có lẽ, đó chính là bí quyết để cô chủ quán “chặt chém” mà vẫn đắt hàng.

Bún riêu nổi tiếng đắt và chất.
Quán cũng có bún ốc.
Quán gánh tuềnh toàng nằm trong ngõ nhưng vẫn đông.

Bún cá ngõ Trung Yên - Đinh Liệt


Trung Yên là một con ngõ nằm trên phố Đinh Liệt và thông ra chợ Hàng Bè cũ nay là phố Gia Ngư. Quán bún cá này nằm đúng khúc cua của ngõ. Tuy chỗ ngồi không mấy rộng rãi, thoáng đãng nhưng quán vẫn đắt hàng.
Ở đây, ngoài món bún cá quen thuộc còn có thêm 2 “đặc sản” nữa. Một là chả cá tự làm rất khác biệt của quán. Chả cá chiên vàng rộm, giòn tan, kể cả bạn có ngâm lâu trong tô bún cũng chỉ bở mềm ra đôi chút. Hai là "món tủ" cá cuốn thịt. Dải thịt cá mềm, cuốn lại khéo léo để bọc thịt băm, mộc nhĩ bên trong, ngoài cùng phủ lớp bột chiên xù mỏng. Khi thưởng thức, người ra không chỉ cảm nhận được vị ngọt của thịt cá quyện với nhau mà còn thấy thơm, giòn, vui miệng. Hầu như khách nào ăn tô bún cũng phải gọi kèm 1-2 viên cá cuốn.
Bún cá khá ngon lại có thêm 1-2 điểm nhấn khác biệt, đó là lí do khiến quán đông khách mỗi ngày dù chẳng cần chưng ngoài mặt phố.

Bún cá.
Món "tủ" cá cuốn thịt.





Chả cá giòn tan.

Bún thang xóm Hà Hồi 

Bún thang Hà Nội có nhiều nơi ngon nổi tiếng như bún thang Cầu Gỗ, bún thang Cửa Nam, bún thang Hàng Hòm… Tuy nhiên, những ai không thích ăn uống xô bồ thì thường chịu khó lần vào một ngõ nhỏ nằm ở xóm Hà Hồi. Ở đây có một tiệm bún thang lâu năm, khá đông khách nhưng không bao giờ đến mức nghẹt thở như nhiều quán xá của khu phố cổ. Quán có chỗ ngồi cả trong nhà lẫn mặt ngõ, rất thoáng đãng, mát mẻ. Bởi vậy, đến đây ăn sáng, người ta thấy dễ chịu, thảnh thơi, cũng cảm giác món ăn ngon miệng hơn.
Cũng như nhiều nơi, bún thang Hà Hồi có thịt gà, trứng rán thái sợi, mọc, củ cải khô…
 Ưu điểm là nước canh chế biến vừa miệng, củ cải khô thì đặc biệt không thái sợi mà để cả miếng dài, to, nhai sần sật, giòn giòn rất thú vị. Ngoài ra, quán còn bán cả bún bò, phở bò gà, nhưng có lẽ chỉ bún thang là đắt khách nhất.

Bún thang xóm Hà Hồi.

Banh đa, miến trộn ngõ Trung Liệt – Thái Thịnh

Trung Liệt là con ngõ dài và sầm uất, xuyên sang cả 3 phố Thái Thịnh, Thái Hà và Đặng Tiến Đông. Nếu đi từ Thái Thịnh rẽ vào, người ta sẽ phải chú ý đến một tiệm bánh đa, miến trộn ở ngay ngách đầu tiên của ngõ.
Cách đây 1-2 năm, khi lượng khách còn vừa phải, quán bán hàng rất “bình thản”. Hồi ấy, ưu điểm là quán có chỗ ngồi ăn tại khoảng sân khu tập thể ngay cạnh đó, khá thoáng đãng và dễ chịu. Tiếp nữa, tuy không có hương vị mới lạ hay ngon đặc biệt nhưng bánh đa với miến trộn ở đây làm vừa miệng, trông đầy đặn, sạch sẽ. Nhờ vậy, quán ngày một đắt hàng.

Giờ, nếu các khách lâu mới có dịp quay lại sẽ không khỏi “choáng” vì quán đã khác xưa nhiều. Trưa và chiều, quán đắt hàng có lúc phải viết số. Khách không còn được ngồi trong sân nhưng xếp thành dọc dài và “tá túc” thêm ở một số nhà lân cận. Nhân viên đông hơn, tác phong phục vụ cũng chuyên nghiệp, nhanh hẳn.
Song có người cho rằng, đến đây họ không còn cảm giác ăn uống thảnh thơi, cộng thêm tác phong quá ”công nghiệp” cũng làm món “bớt ngon”. Nhưng đó chỉ là ý kiến của khách khái tính, thực tế số lượng người đến quán mỗi ngày vẫn là đáng nể.


Bún ốc ngõ Mai Hương - Bạch Mai

Không nằm mặt phố, cũng không cần biển bảng chỉ dẫn, nhưng từ hàng chục năm nay, mọi người dân sống quanh khu phố Bạch Mai đều biết đến bún ốc ngõ Mai Hương. Nhiều khách thường nói đùa rằng: bún ốc ở đây gây nghiện. Bởi không nơi đâu bát bún ốc lại có hương vị đặc biệt đến thế. Nước canh nóng hổi, thơm mùi cà chua, khá ngọt nhưng không lợ và đặc biệt là những miếng tóp mỡ thơm giòn cùng hành lá phi hấp dẫn giản dị, độc đáo mà chẳng nơi nào nghĩ ra để "mix" với bún ốc.
Từng miếng tóp mỡ vàng sậm, nho nhỏ, dù đã được giầm trong nước canh nóng hổi bao lâu cũng vẫn giữ được cái vị giòn giòn, thơm phức, béo ngậy. Cảm giác thi thoảng, trong lúc ăn bún ốc, lại nhai được miếng tóp mỡ như vậy quả là thích thú, khiến người ta phải "ghiền", phải nhớ mãi. Vì thế, khách nào trước khi ăn cũng thường có yêu cầu quen thuộc: "Nhớ cho nhiều hành phi tóp mỡ chị nhé!". Nên nếu là người mê bún ốc, có lẽ bạn không thể bỏ qua tiệm bún ốc thú vị này.

Bún ốc với tóp mỡ rất thú vị.

Bún đậu ngõ 31 - Hàng Khay

Đến phố Hàng Khay, dừng chân ở ngõ số 31 rồi rẽ vào đây, bạn sẽ phải choáng trước khung cảnh “người người bún đậu, nhà nhà đậu bún”. Giờ trưa là lúc các nhóm khách thường phải ngồi chờ mỏi mắt hay đứng trầu trực “dài cổ”. Diện tích lại chật chội, khách phải chen chúc ngồi ăn ở bất kỳ chỗ nào có thể, thậm chí cả dọc đường đi nhỏ xíu của ngõ.
Khó khăn nhưng khách vẫn chấp nhận bởi ở đây từ mắm tôm, miếng đậu, lá bún hay cái giò tai, lát thịt chân giò đều thơm ngon hơn hẳn mọi nơi. Một suất đầy đủ không rẻ - 45.000 đồng nhưng hoàn toàn làm khách hài lòng cả về chất lượng đến số lượng. Đó là lí do, dù nằm khuất trong ngõ, đây vẫn là một trong những tụ điểm bún đậu xôm nhất Hà Thành.

Một suất bún đậu đầy đủ 45.000 đồng.
Trong ngõ này mọi ngóc ngách đều được tận dụng để ngồi ăn bún đậu.
Khách thường xuyên phải đứng chầu chực.
Read More